Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY
3.4. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN THANH
LIỆT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dù là ở thời đại nào, giai đoạn nào của đời sống xã hội con người thì lễ hội ln có vai trị to lớn đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập, phát triển, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Việc hội nhập kinh tế kéo theo việc giao lưu về văn hóa là một
quy luật tất yếu. Nhiều luồng văn hóa có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hóa truyền thống của nước ta. Đứng trước tình hình đó, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần phải có nhiều cách thức và hình thức khác nhau, trong đó có lễ hội truyền thống là việc quan trọng để bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc.
Khác với văn hóa vật thể, lễ hội thuộc lĩnh vực văn hóa phi vật thể mà văn hóa phi vật thể với đặc trưng dễ bị biến đổi, nhất là dưới tác động của hội nhập văn hóa quốc tế và áp lực của các điều kiện kinh tế tồn cầu hóa
hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt giữa mặt giá trị và mặt phản giá trị đang song song tồn tại hiện hữu trong hoạt động tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng. Vì muốn bảo tồn cần tìm được cái hay cái đẹp, cái mới phù hợp với công chúng và nằm trong khuôn khổ của pháp luật sẽ có điều kiện để
phát huy, loại bỏ cái cũ lạc hâu. Giá trị văn hóa phi vật thể có điều kiện để sáng tạo, những vẫn đảm bảo được các nghi thức nghi lễ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giai đoạn hiện nay việc khôi phục lễ hội đền Thanh Liệt có ý nghĩa
quan trọng về văn hóa, nó là việc bảo tồn một di sản văn hóa phi vật thể của
địa phương và cũng là việc góp phần làm phong phú vốn di sản văn hóa
truyền thống dân tộc. Có thể nói, việc khơi phục lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần và đời sống tâm linh của người dân Thanh Liệt. Việc hàng năm tổ chức lễ hội có tác dụng giáo dục quần chúng nhớ về lịch sử, nhớ về cội nguồn dân tộc là ý nghĩa nhân văn phù hợp với truyền thống đạo lý
“uống nước nhờ nguồn” của người dân Việt Nam.
Lễ hội thể hiện việc biết ơn, ghi nhớ, tưởng nhớ tới công lao của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa có cơng với làng với nước. Lễ hội đền Thanh Liệt gắn với Long Vương, Sơn thần Độc Cước biểu tượng của vua sơng
nước, có quyền lực trong việc ban cho sự yên ả nhiều tôm cá hay sự giận dữ của hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh việc tơn vinh thần thiên nhiên thì lễ hội đền
Thanh Liệt còn gắn với vị anh hùng dân tộc yêu nước khẳng khái bộc trực: Nguyễn Biểu, có nhiều cơng lao với đất nước, dân làng, được nhân dân yêu
mến và thành kính tơn thờ. Từ đó làm nảy sinh trong mỗi người dân về lòng tự hào dân tộc, tuyền thống yêu nước, yêu quê hương, yêu mảnh đất, những hàng xóm láng giềng thân quen nơi mình sinh sống. Đặc biệt hướng mọi người
đến những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống đó là những giá trị chân, thiện mỹ.
Tuy nhiên, chỉ bảo tồn và khôi phục bản thân lễ hội là chưa đủ. Chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến môi trường lễ hội được tổ chức và bảo lưu, đó là di tích. So với nhiều di tích khác trong xã Hưng Lam và huyện Hưng Nguyên, đền Thanh Liệt là một di tích nổi tiếng. Sự nổi tiếng này khơng chỉ thể hiện ở tính độc đáo của lễ hội, mà cịn ở cả di tích – một cơng trình có niên đại ít nhất là từ thế kỷ 18. Nhưng như chương 1 của luận văn đã đề cập, hiện nay, hầu hết các đơn nguyên kiến trúc của đền đang ở trong tình trạng xuống cấp, thậm chí là xuống cấp khá nghiêm trọng. Đến với di tích, người ta có cảm giác nó khơng được chăm sóc một cách thường xun, việc bài trí, sắp xếp các hiện vật trong đền cũng khá lộn xộn, ví dụ như tượng Phật được
đặt trong hậu cung và ngồi bên cạnh, phía dưới là khơng hợp lý… Vì thế,
cơng việc cấp thiết hiện nay là chính quyền huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ An cần có kế hoạch và biện pháp tu bổ, tơn tạo di tích đền Thanh Liệt;
đồng thời bổ sung thêm nhân lực vào Ban bảo vệ di tích để di tích thường
xun được chăm sóc. Nếu khơng có biện pháp kịp thời, di tích sẽ nhanh chóng bị hư hại. Đây là địa điểm tổ chức lễ hội để lễ hội đền Thanh Liệt trở thành lễ hội tiêu biểu của khu vực đáp ứng được nhu cầu đông đảo của quần chúng nhân dân và là điểm đến của khách tham quan du lịch trong và ngồi nước góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế văn hóa.
Đối với việc bảo tồn lễ hội, giải pháp đem lại hiệu quả nhất, đó là đưa nó về với nhân dân - những chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Để
từ nhu cầu của chính cộng đồng cư dân trong làng xã. lễ hội phải thực sự là của mọit hành viên trong cộng đồng và được tổ chứuc cho họ, vì những nhu cầu của chính họ. Người dân - với tư cách là những chủ thể văn hoá, sẽ vừa là người tổ chức, vừa là người tham gia lại vừa hưởng thụ những giá trị văn hoá do học sáng tạo ra một cách tự nguyện. Có như vậy, các giá trị văn hố
ấy mới được trao truyền, bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác và được
phát huy một cách tối đa.
Lễ hội đền Thanh Liệt trải qua lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của người làng Thanh Liệt, mang đầy đủ giá trị tiêu biểu của một làng chài ven sông của miền Trung thiên nhiên khắc nghiệt. Lễ hội với đầy đủ các hoạt động bao gồm phần lễ và hội trong đó có nhiều hoạt động quy mơ lớn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa như tế lễ, rước kiệu, tổ chức các trò chơi dân gian. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử thay đổi, các thời kỳ chiến tranh, những trận lũ lụt lịch sử làm cuộc sống của người dân làng Thanh Liệt nhiều lần điêu đứng không nhà không cửa, không hoa màu, phải xây dựng lại từ đầu với nghề thuyền chài… các giá trị truyền thống phi vật chất thật sự khó khăn để trụ vững. Đền Thanh Liệt nhiều lần chìm
trong biển nước và người dân chỉ có thể thắp những nén hương cầu bình n. Sự khó khăn lớn nhất để duy trì lễ hội đền Thanh Liệt lớn nhất là khi cuộc sống của người dân Thanh Liệt gặp biến động do chiến tranh hoặc do thiên nhiên khắc nghiệt. Mặt khác thực trạng thiếu hiểu biết về giá trị văn hóa của di tích, lễ hội của người dân, đặc biệt là lớp trẻ nên việc phục hồi phát huy giá trị cổ truyền còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vai trò to lớn của lễ hội truyền thống trong đời sống hiện nay, Đảng ủy, chính quyền địa phương phối hợp với ngành văn hóa thơng tin tiến hành khơi phục lại lễ hội đền Thanh Liệt. Việc phục dựng lễ hội đã được tiến hành những năm gần đây nhưng
cần phải có các giải pháp cụ thể hơn sao cho lễ hội thực sự phát huy hết vai trò và giá trị trong đời sống nhân dân, cần quan tâm tới việc hội nhập các hoạt động của xã hội đương đại, kết hợp với các giá trị văn hóa cổ truyền
được kế thừa, phát huy, bảo đảm cho lễ hội thực sự trở thành sinh hoạt văn
hóa của cộng đồng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân.
Phục hồi đầy đủ các nghi lễ cũng như diễn trình của lễ rước, các trị chơi dân gian là một việc làm rất quan trọng, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân vừa phải quan tâm chú ý tới phương châm chung trong việc phục dựng lại lễ hội có chọn lọc về nội dung phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Tiêu chí của việc phục dựng lễ hội là đảm bảo tiết kiệm về kinh phí, vui chơi lành mạnh và giữ được bản sắc của lễ hội rước hến, giữ gìn và phát huy các trị chơi thu hút người tham gia như bơi chải. Điều thuận lợi của lễ hội đền Thanh Liệt là không bị rập khuôn như các lễ hội khác, lễ hội đền Thanh Liệt có nét
độc đáo đặc trưng của lễ hội của người dân làng chài.
Để lễ hội thực sự sống lại và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân làng Thanh Liệt đó là cần phải làm cho ý thức và tinh
thần lễ hội ăn sâu vào trong tâm thức của cộng đồng và trong từng cá nhân. Muốn vậy, phải phục hồi lại quy mơ diễn trình của lễ hội truyền thống với sự tham gia của nhiều vùng lân cận đặc biệt là vùng Nam Đàn – một huyện giáp ranh xưa kia cũng có một lễ hội rước hến của xã Nam Tân nhưng đã bị mai một.
Dù hiện nay, việc rắc hến nhỏ trên đoạn sông để cầu mong hến sinh sôi nảy nở vẫn được thực hiện, song nếu trước đây, để thực hiện nghi thức
này, dân làng đã tự tay bắt hến con để chuẩn bị cho nghi thức gieo hến, thì nay, những con hến ấy được mua từ chợ mang về. Mặc dù có thể vẫn là
những con hến ấy, nhưng xét cho đến cùng, việc đi mua đó đã chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, dù tạo thuận lợi hơn cho việc chuẩn bị tổ chức lễ hội, nhưng rõ ràng, tính độc đáo và phương cách ứng xử đối với thần linh của người dân đã có những ảnh hưởng nhất định, bởi đó khơng chỉ đơn
thuần là con hến, mà là công sức và cả những ý nghĩa của việc bát hến mang lại. Vì vậy, cần có sự cân nhắc, tính tốn để khôi phục lại phong tục này.
Chú trọng trang phục trong đám rước và trò diễn dân gian, từng bước khôi phục theo trang phục truyền thống, đẹp nhưng không phải màu sắc diêm dúa màu mè cũng là việc cần quan tâm, khi gần đây, một số trang phục được sử dụng trong lễ hội đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của “hàng mua sẵn, đại trà, có giá thành rẻ”.Bên cạnh đó, tăng cường việc tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về quần thể di tích và lễ hội đền Thanh Liệt tới đông đảo du khách trong nước và ngoài nước cũng là những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội hiện nay.
Ngoài ra, để lễ hội đi vào tâm thức mỗi người, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt là
phương thức giới thiệu, quảng bá trên hệ thống truyền thanh của xã Hưng Lam về di tích và lễ hội đền Thanh Liệt. Cần nâng cao nhận thức của người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội trong đời sống văn hố tinh thần, từ
đó có ý thức giữ gìn, bảo lưu và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong
lễ hội. Song song với điều đó cần phải kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc như mê tín dị đoan…, làm cho lễ hội truyền thống ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa khơng chỉ của người dân nơi đây mà cịn là của cả nước nói chung.
Quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý. Tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia mở các cửa hàng dịch vụ phục vụ khách thập phương, có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm bản sắc văn hoá và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống.
Để có thể phát huy hết vai trò và giá trị của lễ hội trong đời sống xã
lễ hội cần phải nghiên cứu kỹ các giải pháp để không làm mất đi các giá trị truyền thống dân tộc mà vẫn phù hợp với hiện tại.
Lễ hội đền Thanh Liệt có một vai trò lớn trong đời sống xã hội của nhân dân xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, tuy nhiên, để lễ hội được nhiều người biết đến nhiều hơn, cần phải có những bài giới thiệu các giá trị của di tích và lễ hội trên website của huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ An; đồng thời có thể in các tập
sách, tờ rơi… để quảng cáo và đưa di tích đền Thanh Liệt vào hoạt động phát triển du lịch của thị xã và của tỉnh. Đó cũng là một hình thức phát huy hiệu quả đối với di tích này.
Ngày nay, sinh hoạt lễ hội đang đặt ra nhiều vấn đề, thu hút sự
quan tâm của nhiều người, nhiều ngành, cần sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng như quay phim, ghi hình, chụp ảnh để tư liệu hóa giá trị văn hóa của lễ hội, lưu truyền lại cho con cháu, thế hệ mai sau. Trước mắt, có thể giúp ích một cách thiết thực các nhà quản lý nghiên cứu, giúp dân địa phương tiến hành tổ chức và bảo tồn lễ hội truyền thống có hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay.
TIỂU KẾT
Lễ hội đền Thanh Liệt là một lễ hội lớn, biểu hiện giá trị văn hóa độc
đáo của dân tộc Việt Nam. Là một lễ hội mang đầy đủ các giá trị truyền thống
nói chung: Tái hiện truyền thống lịch sử và sinh hoạt văn hóa; Phản ánh triết lý vũ trụ nhân sinh; Gắn kết giáo dục cộng đồng; Đáp ứng nhu cầu của cộng
đồng làng Thanh Liệt đương đại; Bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa.
Lễ hội đền Thanh Liệt mang bản sắc riêng bởi tín ngưỡng thờ Thủy
thần thể hiện rõ nét qua các nghi thức, lễ vật trong lễ hội cũng như thần tích và nhân vật được thờ chính tại đền. Tuy nhiên đền Thanh Liệt hiện tại còn thờ thêm nhân thần là Nguyễn Biểu và mẫu Liễu Hạnh đây một sự chấp nhận
thêm đối tượng thờ trong quá trình diễn biến lịch sử của di tích và lễ hội. Lễ hội đền Thanh Liệt vừa thể hiện sự có mặt của tín ngưỡng phồn thực qua
nghi thức rải hến rạy vừa thể hiện đậm chất văn hóa nơng nghiệp với các lễ vật dâng cúng thần linh cũng như các trị chơi dân gian. Ngồi ra văn hóa Nho giáo cũng để lại nhiềuấn trong cách thể lễ rước và phục trang trong lễ hội này.
Lễ hội đền Thanh Liệt có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của người dân Thanh Liệt. Bởi vậy việc giữ gìn và phát huy lễ hội này trong giai đoạn hiện nay được coi trọng không chỉ là việc bảo tồn khơi phục mà cịn quan tâm đến môi trường lễ hội được tổ chức và bảo lưu di tích đền Thanh Liệt khơng để di tích bị xuống cấp.
Để lễ hội đền Thanh Liệt được sống lại và trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống, người dân Thanh Liêt cần phải có ý thức và tinh
thần lễ hội ăn sâu vào trong tâm thức cộng đồng và của từng người dân. Cần mở rộng quy mô lễ hội ra các vùng lân cận để lễ hội trở thành lễ hội truyền thống của làng ven sông thuộc vùng hạ nguồn sông Lam. Quan tâm sát sao và chi tiết cụ thể tới từng nghi thức, trang phục cũng như các dịch vụ vui chơi giải trí diễn ra trong lễ hội để tiện lợi, hiện đại mà vẫn không bị mất đi các giá trị truyền thống. Cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc truyền thông quảng bá về di tích và hoạt động lễ hội độc đáo này của huyện Hưng Nguyên nói riêng Tỉnh Nghệ An nói chung. Với tâm điểm hàng năm là lễ hội đền