Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội

Một phần của tài liệu Lễ hội đền thanh liệt (xã hưng lam, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an) (Trang 49 - 51)

Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY

2.1. LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT XƯA

2.1.1. Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội

Cứ mỗi mùa xuân sang, thời tiết thuận hịa khơng q nóng cũng khơng q lạnh, cả đất nước khởi sắc với một năm mới đầy niềm vui và hi vọng một năm mới nhiều may mắn làm ăn thuận lợi. Lễ hội thường diễn ra khắp nhiều vùng trong cả nước và chủ yếu là vào mùa xuân. Lễ hội đi vào

đời sống của nhân dân Việt Nam với ý nghĩa to lớn. Lễ hội là dịp mọi người

hướng về nguồn, là nơi giao lưu tình làng nghĩa xóm. Có thể nói tầm quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần nhân dân Việt Nam và đối với nền văn hóa Việt Nam mang tính thiết yếu. Dân tộc nào duy trì và tổ chức được các hoạt động truyền thống của lễ hội thì dân tộc đó có nền văn hóa phong phú, dân tộc đó thể hiện được bản lĩnh văn hóa trước đổi thay của thời đại. Lễ hội là là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền, là tấm gương phản ánh trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc.

Từ bao đời nay, lễ hội cổ truyền đã gắn bó với những phong tục, tập quán của làng xã. Cùng với thời gian, những lễ hội đó được chắt lọc và bồi dưỡng thêm những nét đẹp văn hóa tiêu biểu góp phần củng cố ý thức cộng

đồng dân tộc, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh và nhu cầu sáng

tạo, biểu diễn, thưởng thức những giá trị văn hóa nghệ thuật.

Việc thờ phụng các thần linh và thực hiện các nghi thức tế lễ ở đền

Thanh Liệt đều do các ngư dân sống bằng nghề đánh cá, bắt hến trên sông Lam thực hiện. Trước kia, lễ hội chính của đền diễn ra từ ngày 06 – 10/2 (âm lịch), trong đó, ngày mồng 6 và mồng 10 là ngày đại tế ở đền. Trong những ngày này, ngoài việc thực hiện các nghi thức tế lễ, để tri ân, cầu mong thần thánh phù hộ cho cuộc sống của mình được thịnh vượng, cư dân làng Thanh

Liệt còn tổ chức lễ hội với nhiều trị vui. Ngồi ngày lễ chính, vào ngày rằm, mồng 1, các dịp vào hè, ra hè…, đền vẫn mở rộng cửa để dân làng đến thắp hương, lễ bái.

Theo các vị cao niên trong làng,lễ hội đền Thanh Liệt được tổ chức từ thời hậu Lê (sau khi đền được xây dựng), qua triều Nguyễn, nhưng sau đó trải qua hồn cảnh chiến tranh, kinh tế khó khăn nên có thời gian bị đứt đoạn. Lễ hội được chính thức khơi phục từ sau năm 1975 và đặc biệt được nhà

nước quan tâm từ năm 2007. Giờ đây, những phong tục đẹp và những ứng xử giao tiếp văn hóa truyền thống còn lưu giữ được trong lễ hội hàng năm này là một sự cố gắng lớn của dân làng Thanh Liệt và lãnh đạo huyện Hưng Nguyên.

Lễ và hội là một thể thống nhất không tách rời. Lễ là phần tín ngưỡng là thế giới tâm linh sâu lắng của con người, là phần đạo phần hội là phần tập hợp vui chơi, giải trí là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của con người, của cộng đồng gắn với lễ và chịu sự quy định của lễ, có lễ mới có hội” [32, tr. 32].

Không gian thiêng của lễ hội đền Thanh Liệt không chỉ trong phạm vi

đền Thanh Liệt mà còn mở rộng ra từ khúc sông trước cửa đền kéo dài đến

Ngã ba Phủ, nơi đoàn rước thuyền rồng làm lễ tế và lễ rước hến; cịn khơng gian tự nhiên là những bãi cát bãi cỏ ven sông, trong làng, nơi tổ chức các trò chơi trò diễn chơi cờ người, chọi gà, vật, hát ví dặm và đua thuyền.

Một tục lệ mang tính kiêng kỵ trong lễ hội là: xung quanh làng Thanh Liệt là những con sơng lớn nhỏ, vì thế, đường đi của đồn thuyền rước là từ khúc sông trước cửa đền đến ngã ba - nơi gặp nhau của sông Lam, sông La.

Đường đi này được xem là không gian thiêng, là nơi ngự của các thần linh,

vì thế, cuộc đua thuyền tuyệt đối không được diễn ra trên tuyến đi này, mà phải tổ chức ở khúc song khác (thường là ở ngay rìa làng).

Mặc dù lễ hội đền Thanh Liệt là thuộc địa bàn làng Thanh Liệt nhưng lễ hội này khơng phải của một làng mà nó cịn mang tính khu vực của xã Hưng Lam. Điều đó thể hiện từ việc tổ chức lễ hội cho đến các nghi thức và việc thu hút người dân trong toàn xã đến tham dự lễ hội.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền thanh liệt (xã hưng lam, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)