1.3 Những nhân tố ảnh hường tới khả năng tăng trường huy động vốn của Ngân hàng
1.3.2 Các nhân tố khách quan
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của Chính phủ, của NHTW về vốn, lãi suất, về tỷ giá, về tỷ lệ DTBB, dự trữ ngoại hối, ... được quy định cụ thể trong hàng loạt các văn bản pháp quy như: luật các TCTD, Luật Kinh tế, các thơng tư, nghị định của Chính phủ trong từng thời kì. Bất cứ sự thay đổi nào trong các chính sách ấy, cũng đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Chẳng hạn khi lạm phát tăng, Nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền trong nền kinh tế thì lúc đó ngân hàng huy động vốn dễ dàng. Ngược lại, khi Nhà nước giảm trần lãi suất huy động thì thay vì gửi tiền kiếm lời, nguồn vốn sẽ được chuyển qua các kênh đầu tư khác dẫn tới huy động vốn của các ngân hàng trở lên khó khăn hơn. Hay việc NHNN áp lãi suất huy động USD là 0% dẫn đến nguồn ngoại tệ sẽ chảy sang các kệnh khác làm cho hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng bị ảnh hưởng.
1.3.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội
Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn ln bị các chỉ tiêu kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá. tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, giúp việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. Ngược lại khi nền kin tế suy thoái, lạm phát tăng cao đồng tiền bị mất giá, điều này khiến cho việc huy động vốn trong dân cư rất khó khăn vì khơng ai muốn bỏ tiền ra để
rồi về sau thu lại những đồng tiền mất giá hay giảm giá trị. Do đó họ sẽ chuyển hướng sang các hình thức đầu tư khác đảm bảo mang lại những giá trị cao hơn và an toàn hơn trong tương lai như đầu tư vào thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản hoặc chứng khoán hay đưa vào sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đối là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại từ dân cư. Khi tỷ giá hối đối thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài về trong nước cũng như việc lựa chọn đồng tiền nào để thực hiện cất trữ, tiết kiệm, đầu tư của mỗi cá nhân, khiến cho khả năng huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, từ các kiều bào đang sinh sống ở nước ngồi bị hạn chế. Ngược lại khi tỷ giá hối đối cao sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại khuyến khích xuất khẩu, làm tăng luồng tiền ngoại tệ chuyển dịch về trong nước, từ đó mở rộng khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đồng thời làm tăng khả năng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế giữa nước ta với các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ là yếu tố gây tác động trực tiếp đến việc huy động vốn trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cả trong và ngồi nước cũng có tác động rất rõ đến thực trạng huy động vốn của ngân hàng. Mơi trường chính trị ổn định, bộ máy lãnh đạo tạo được niềm tin của dân chúng sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo thuận lợi cho ngân hàng huy động vốn. Ngược lại, các cuộc bãi cơng, biểu tình, sự sụp đổ của chính phủ ln kéo theo những bất ổn của nền kinh tế làm cho tình hình huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ.
1.3.2.3 Yếu tố tâm lý, tập quán
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì thói quen sử dụng tiền mặt là rất lớn. Trong những năm gần đây tuy nền kinh tế đã phát triển và đạt được những bước tiến nhất định, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế cũng dần được thay thế bằng các hình thức chuyển khoản nhưng vẫn chưa đáng kể, lượng tiền mặt trong lưu thông vẫn luôn chiến tỷ trọng cao. Dân ta ln có tư tưởng ăn chắc sợ mạo hiểm, họ sẽ khơng gửi tiền vào Ngân hàng nếu có một chút thơng tin khơng tốt về Ngân hàng đó. Các Ngân hàng cần nắm bắt được điều này để khơng ngừng nâng cao uy tín, quảng
bá thương hiệu, hình ảnh của mình và tạo niềm tin nơi khách hàng về sự an toàn của các khoản tiền gửi khi họ gửi tại Ngân hàng.
Khách hàng gửi tiền với mục đích thu được một khoản lợi nhuận trong tương lai nhưng do phát sinh những nhu cầu chi tiêu bất thường buộc họ phải thay đổi kế hoạch... Do đó Ngân hàng cần phải áp dụng linh hoạt một phương sách là “Gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”.
Khi người dân chưa có thói quen thanh tốn qua Ngân hàng thì nếu thu nhập của người dân hay tổ chức kinh tế mà thấp họ sẽ có rất ít phần tiền tiết kiệm và sẽ giữ lại hầu như tồn bộ phần thu nhập của mình để chi tiêu cho gia đình. Ngược lại khi thu nhập của dân cư hay tổ chức kinh tế mà cao họ sẽ có phần tiết kiệm lớn hơn và lúc này có thể xuất hiện nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng (nếu như họ khơng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các loại chứng khoán). Như vậy, mức tiền gửi vào Ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập dân cư. Điều này thể hiện rõ qua việc xem xét nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được trong các thời kỳ kinh tế khác nhau.
1.3.1.4 Điều kiện về môi trường cạnh tranh
Trên một địa bàn mà cùng có nhiều ngân hàng hoạt động thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cơng tác huy động vốn nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, điều này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong sự ra đời và ngày càng phát triển của các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh trong những năm gần đây. Để có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường và thực hiện tốt cơng tác Marketing. Có thể nói rằng cạnh tranh vừa là thách thức đồng thời là khởi điểm của những cơ hội giúp ngân hàng phát triển cả về thế và lực trong đó có hoạt động huy động vốn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA