Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng huy động vốn tại NHTMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa hà nội khoá luận tốt nghiệp 160 (Trang 33)

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của Chính phủ, của NHTW về vốn, lãi suất, về tỷ giá, về tỷ lệ DTBB, dự trữ ngoại hối, ... được quy định cụ thể trong hàng loạt các văn bản pháp quy như: luật các TCTD, Luật Kinh tế, các thông tư, nghị định của Chính phủ trong từng thời kì. Bất cứ sự thay đổi nào trong các chính sách ấy, cũng đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Chẳng hạn khi lạm phát tăng, Nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền trong nền kinh tế thì lúc đó ngân hàng huy động vốn dễ dàng. Ngược lại, khi Nhà nước giảm trần lãi suất huy động thì thay vì gửi tiền kiếm lời, nguồn vốn sẽ được chuyển qua các kênh đầu tư khác dẫn tới huy động vốn của các ngân hàng trở lên khó khăn hơn. Hay việc NHNN áp lãi suất huy động USD là 0% dẫn đến nguồn ngoại tệ sẽ chảy sang các kệnh khác làm cho hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng bị ảnh hưởng.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá. tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, giúp việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. Ngược lại khi nền kin tế suy thoái, lạm phát tăng cao đồng tiền bị mất giá, điều này khiến cho việc huy động vốn trong dân cư rất khó khăn vì không ai muốn bỏ tiền ra để

rồi về sau thu lại những đồng tiền mất giá hay giảm giá trị. Do đó họ sẽ chuyển hướng sang các hình thức đầu tư khác đảm bảo mang lại những giá trị cao hơn và an toàn hơn trong tương lai như đầu tư vào thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản hoặc chứng khoán hay đưa vào sản xuất kinh doanh.

Tỷ giá hối đoái là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại từ dân cư. Khi tỷ giá hối đoái thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài về trong nước cũng như việc lựa chọn đồng tiền nào để thực hiện cất trữ, tiết kiệm, đầu tư của mỗi cá nhân, khiến cho khả năng huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, từ các kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài bị hạn chế. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái cao sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại khuyến khích xuất khẩu, làm tăng luồng tiền ngoại tệ chuyển dịch về trong nước, từ đó mở rộng khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đồng thời làm tăng khả năng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế giữa nước ta với các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ là yếu tố gây tác động trực tiếp đến việc huy động vốn trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.

Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước cũng có tác động rất rõ đến thực trạng huy động vốn của ngân hàng. Môi trường chính trị ổn định, bộ máy lãnh đạo tạo được niềm tin của dân chúng sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo thuận lợi cho ngân hàng huy động vốn. Ngược lại, các cuộc bãi công, biểu tình, sự sụp đổ của chính phủ luôn kéo theo những bất ổn của nền kinh tế làm cho tình hình huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ.

1.3.2.3 Yếu tố tâm lý, tập quán

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì thói quen sử dụng tiền mặt là rất lớn. Trong những năm gần đây tuy nền kinh tế đã phát triển và đạt được những bước tiến nhất định, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế cũng dần được thay thế bằng các hình thức chuyển khoản nhưng vẫn chưa đáng kể, lượng tiền mặt trong lưu thông vẫn luôn chiến tỷ trọng cao. Dân ta luôn có tư tưởng ăn chắc sợ mạo hiểm, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng nếu có một chút thông tin không tốt về Ngân hàng đó. Các Ngân hàng cần nắm bắt được điều này để không ngừng nâng cao uy tín, quảng

bá thương hiệu, hình ảnh của mình và tạo niềm tin nơi khách hàng về sự an toàn của các khoản tiền gửi khi họ gửi tại Ngân hàng.

Khách hàng gửi tiền với mục đích thu được một khoản lợi nhuận trong tương lai nhưng do phát sinh những nhu cầu chi tiêu bất thường buộc họ phải thay đổi kế hoạch... Do đó Ngân hàng cần phải áp dụng linh hoạt một phương sách là “Gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”.

Khi người dân chưa có thói quen thanh toán qua Ngân hàng thì nếu thu nhập của người dân hay tổ chức kinh tế mà thấp họ sẽ có rất ít phần tiền tiết kiệm và sẽ giữ lại hầu như toàn bộ phần thu nhập của mình để chi tiêu cho gia đình. Ngược lại khi thu nhập của dân cư hay tổ chức kinh tế mà cao họ sẽ có phần tiết kiệm lớn hơn và lúc này có thể xuất hiện nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng (nếu như họ không có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các loại chứng khoán). Như vậy, mức tiền gửi vào Ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập dân cư. Điều này thể hiện rõ qua việc xem xét nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được trong các thời kỳ kinh tế khác nhau.

1.3.1.4 Điều kiện về môi trường cạnh tranh

Trên một địa bàn mà cùng có nhiều ngân hàng hoạt động thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, điều này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong sự ra đời và ngày càng phát triển của các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh trong những năm gần đây. Để có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường và thực hiện tốt công tác Marketing. Có thể nói rằng cạnh tranh vừa là thách thức đồng thời là khởi điểm của những cơ hội giúp ngân hàng phát triển cả về thế và lực trong đó có hoạt động huy động vốn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1 Tổng Quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa

2.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên giao dịch là Sacombank, được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do NHNN cấp trên cơ sở sáp nhập 04 tổ chức tín dụng là: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công, với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Khởi điểm với 3 tỷ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản 100 tỷ đồng và 100 cán bộ nhân viên khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Sacombank đã đạt được những kết quả và thành tích rất đáng tự hào.

Năm 1996, Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.

Ngày 12/07/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dich Chứng khoán TP.HCM), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP khác. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết.

Ngày 01/10/2015, thực hiện theo định hướng của Chính Phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an toàn và chuyên nghiệp hơn. Southern Bank chính thức sáp nhập vào Sacombank, đây là một mốc lịch sử trong hành trình phát triển của Sacombank. Sau sáp nhập, Sacombank trở thành một trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn điều lệ và tổng tài sản. Hoạt động kinh doanh của Sacombank vận hành thông suốt sau ngày sáp nhập với 563 điểm giao dịch, đạt được kết quả tăng trưởng quy mô khá tốt và ổn định. Đến ngày 01/04/2017, Sacombank có vốn điều lệ 18.852 tỷ

đồng, vốn chủ sở hữu đạt 22.450 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 341.176 tỷ đồng, tăng 3.3% so với cùng kì năm 2015. Thương hiệu Sacombank ngày càng được khẳng định với nhiều giải thưởng uy tín mà cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận.

2.1.2 Khái quát về Sacombank chi nhánh Đống Đa 2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển

Năm 2006, nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động thuận lợi hơn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Đống Đa được thành lập ngày 18/07 trên cơ sở kế thừa các hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp II Đường Thành (trực thuộc chi nhánh Hà Nội). Chi nhánh Đống Đa là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và khu vực Hà Nội. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có khoảng 40 nhân viên nhưng sau gần 10 năm, chi nhánh đã phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện tại, chi nhánh có 5 phòng giao dịch trực thuộc với tổng số lượng nhân viên trên 140 người và chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Năm 2012, chi nhánh Đống Đa là chi nhánh đóng góp cao nhất khu vực về kinh doanh ngoại hối. Năm 2016, đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc nhất toàn khu vực miền Bắc. Trụ sở chính của chi nhánh tại số 360 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội, địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu tại các địa bàn hai quận: quận Đống Đa và quận Hà Đông.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị

% Giá trị %

Tổng NVHĐ 1.602,3 1.767,4 2.142,3 165,4 10,32 374,9 21,21

05 Phóng giao dịch trực thuộc CN Đông Đa. PGD Há Tây: 220 Quang Trung, Há Đòng, Hà Nội

PGD Ván Quan: 139 A Đường Chtèn Thảng. Thanh Tri. Há NỘI. PGD Khương NIar: 112 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà NỘI PGD Ktm Liên: 222 Xà Đàn, κ⅛ Liên, Há Nội

PGD Háo Nam: 100 Hào Nam, ò Chợ Dứa, Hà Nội.

Nguồn: Sacombank- Chi nhánh Đống Đa

Mô hình tổ chức của Sacombank chi nhánh Đống Đa được chia thành 04 phòng ban, bao gồm:

- Các phòng giao dịch trực thuộc - Phòng Kinh doanh

- Phòng Kiểm soát rủi ro - Phòng Ke toán và quỹ

Mỗi phòng ban đảm nhận các chức năng, nhiện vụ khác nhau nhưng luôn tương hỗ nhau cùng nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược của toàn chi nhánh.

Hệ thống các phòng giao dịch: Chi nhánh hoạt động chủ yếu trong địa bàn quận Thanh Xuân và quận Hà Đông với 05 phòng giao dịch

- Phòng Giao dịch Hà Tây - Phòng Giao dịch Văn Quán - Phòng Giap dịch Kim Liên - Phòng Giao dịch Khương Mai - Phòng Giao dịch Hào Nam

Có vị trí chiến lược và quy mô đạt tiêu chuẩn, các phòng giao dịch trực thuộc Sacombank Đống Đa có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian thân thiện, thoải mái. Phương thức giao dịch chuyên nghiệp, hiệu quả, đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank- Chi nhánh Đống Đa 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Giá trị % Giá trị % Dư nợ cho vay 1.274 1.452 1.704 178 13,97 252 17,36

Dư nợ ngắn hạn 713,4 871,2 1002,4 81,2 9,3 131,2 15,1

Dư nợ trung và dài hạn 560,6 580,8 701,6 20,2 3,6 120,8 20,8

Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ - Sacombank Đống Đa

Theo bảng số liệu trên có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh Sacombank Đống Đa tăng dần qua các năm. Năm 2014 tổng vốn huy động là 1.602,3 tỷ đồng, năm 2015 là 1.767,4 tỷ đồng, tăng 165,4 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 tổng vốn huy động là 2.142,3tỷ đồng, tăng 374,9 tỷ đồng so với năm 2015. Như vậy trong ba năm qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay. Đây có thể coi là thành công trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các công cụ nợ, cũng như việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường để đưa vào đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư của thị trường hiện nay.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Sacombank Đống Đa giai đoạn 2014-2016

2014 2015 2016 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Thẻ thanh toán (cái) 5.576 4.804 4.649 4.796 5.000 5.342

Thẻ tín dụng (cái) 654 561 552 882 1.000 1.157

Doanh số POS (trđ) 208.000 259.427 240.000 295.972 325.000 386.868

Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ - Sacombank Đống Đa

Sau những biến động của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Châu Á nói riêng giai đoạn (2011-2013)- khủng hoảng thị trường tài chính, thị trường bất động sản bất ổn, tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Nhưng trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn thì hoạt động cho vay của chi nhánh cũng có những tín hiệu khả quan hơn cùng với xu hướng tăng của nguồn vốn huy động thì dư nợ tín dụng của chi nhánh cung ứng ra thị trường cũng tăng đều qua các năm, năm 2014 tổng dư nợ đạt 1.274 tỷ đồng, năm 2015 đạt 1.452 tỷ đồng tăng 178 triệu đồng tương ứng 13,97% so với năm 2014. Cuối năm 2016, doanh số cho vay tăng thêm 252 tỷ đồng đạt 1.704 tỷ đồng. Bên cạnh đó, là sự thay đổi trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay của chi nhánh đã có sự cân bằng giữa các năm, tuy nhiên vẫn chưa hiệu quả so với lượng vốn huy động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng trưởng huy động vốn tại NHTMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa hà nội khoá luận tốt nghiệp 160 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w