Uy tín là nhân tố quyết định việc lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng. Điều này dễ hiểu bởi lẽ người Việt Nam vẫn còn nghèo, để có được một món tiền đi gửi ngân hàng họ đã phải tích góp, thậm chí là trì hoãn các nhu cầu tiêu dùng của riêng mình. Do vậy mọi người rất thận trọng trước tài sản của mình dù hoạt động ngân hàng đã được các cơ quan quản lý giám sát và bảo vệ. Không như lãi suất, uy tín là yếu tố không phải ngân hàng nào cũng khẳng định được và tạo được sức lôi kéo riêng. Điều này cũng lý giải vì sao khối NHTMNN thường chiếm ưu thế và được nhiều người lựa chọn gửi tiền tiết kiệm do có bề dày truyền thống và có yếu tố Nhà nước ở trong đó.
Trải qua hơn 25 hoạt động và phát triển, Sacombank đã tạo được vị thế của mình trên thị trường, là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của Sacombank phần lớn là ở thị trường phía Nam, ngoài Hà Nội thì Sacombank cũng được người dân biết đến nhưng chưa nhiều. Vì vậy, để đẩy mạnh hình ảnh, thương hiệu của mình, Sacombank cần tích cực làm tốt hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện đại chúng như Tivi,
Internet,. .hay phát tờ rơi. Điều này đã được một số ngân hàng làm khá tốt như Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương.
Như vậy, muốn thu hút khách hàng gửi tiền thì Sacombank nói chung và chi nhánh nói riêng phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu để tạo lòng tin cho khách hàng.
3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng trưởng huy động vốn tại Sacombank - Chi nhánh Đống Đa
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
- Ôn định kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây cản trở, hạn chế công tác huy động vốn.Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ,chính sách đối ngoại...trong đó chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng.
Đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát,ổn định tiền tệ. Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng.trong thời gian qua Nhà nước và các ngành, các cấp trong đó trước hết là Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước đã bước đầu sử dụng các công cụ của chình sách tiền tệ nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô một cách có hiệu quả, duy trì được tỉ lệ lạm phát hợp lý. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động có hiệu quả. Trong giai đoạn tới một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và ổn định cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong thế ổn định và bền vững. Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông sao cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.
Theo tinh thần của Đảng và Nhà nước thì trong cơ chế thị trường các thành phần kinh tế được tự do lựa chọn hình thức sở hữu,tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh (những ngành nghề mà pháp luật không cấm) được tự do cạnh tranh.. .Song phải đặt dưới sự cạnh tranh giám sát của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp lí đồng bộ và rõ ràng nhằm định hướng hoạt động cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy, cần sự định hướng chung của Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần đem lại hiệu quả hoạt động chung cho các ngành khác.Việc Nhà nước ban hành hệ thống pháp lí không chỉ tạo niềm tin đối với công chúng mà còn tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất trữ dưới dạng vàng hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào Ngân hàng.
Các văn bản luật hoặc dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống hơn nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hóa, tạo nên một môi trường ổn định về pháp lí và chế độ chính sách cho các Ngân hàng. Song song với việc ban hành các điều luật về Ngân hàng, Nhà nước cũng nên kết hợp với các luật khác như Luật ngân sách, luật doanh nghiệp, luật thương mại.để tạo ra hệ thống luật đầy đủ và đồng bộ có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
Việc ban hành, hướng dẫn thi hành và thực hiện cần phải xử lí thống nhất chặt chẽ. Đồng thời phải có sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp hữu quan để tạo lập và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong khác có liên quan.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua các NHTM từ đó tác động vào nền kinh tế. Với vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước định hướng cho các NHTM trong việc thực hiện các hoạt động của Ngân hàng nói chung và tới công tác huy động vốn nói riêng. Do đó
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ hợp lý hơn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền bằng các công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở và một số công cụ khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.
Xây dựng chính sách điều hành lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ. Lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường. Lãi suất là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiền gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và qua công cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua các NHTM từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông. Do vậy, để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng thì cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các công cụ khác của chính sách tiền tệ cần phải chú trọng và thực hiện có hiệu quả công cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Đồng thời cơ chế lãi suất trong nước phải phù hợp với cơ chế lãi suất ở các nước trong khu vực và tiến dần tới thông lệ quốc tế mà Việt nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. NHNN chuyển dần sang thực hiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, giảm dần sự can thiệp vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Song để cho các tổ chức tín dụng tự điều hành lãi suất của mình theo sự biến động của thị trường sẽ làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp hơn, dễ gây ra sự biến động lớn cho thị trường, Do vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của NHNN, linh hoạt phối hợp điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách mới.
Nâng cao vai trò hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh hoạt động của hệ thống Ngân hàng để góp phần tích cực vào quá trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nâng cao chất lượng bảo hiểm tiền gửi, tức là nâng cao hiệu quả công tác trao đổi và cung cấp thông tin giữa NHNN và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi là rất quan trọng, nó tạo điều kiện để bảo hiểm tiền gửi có phương án kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời. NHNN phải thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
xử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát vốn của Nhà nước và nhân dân. Đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, khuôn phép song vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh.
3.3.3 Kiến nghị với Sacombank
Thứ nhất: Kiến nghị về chính sách huy động vốn
Ngân hàng Sacombank cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thưc hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở đó xây dựng các chế độ phù hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kì.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động thu tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành các loại giấy tờ có giá để làm sao cho người dân có được một số thông tin cần thiết, nhằm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của mình.
Thứ hai: Kiến nghị về chính sách lãi suất và công tác điều hành nguồn vốn. Xây dựng trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN (về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kí quỹ bảo lãnh, đảm bảo khả năng thanh toán....) theo nguyên tắc đánh giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh vào kết quả chung của toàn ngành, thực hiện hỗ trợ qua điều chuyển vốn nội bộ nhằm phát huy tính năng động của từng chi nhánh.
Ban hành cơ chế tổ chức họat động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của từng nhánh. Phải xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lí, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh, các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo.
Ket luận
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kì ngân hàng nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nói riêng và nó quyết định tới sự cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung. Với phương châm của Đảng và Nhà nước ta “Coi nguồn vốn trong nước là quyết định,vốn ngoài nước là quan trọng” nhưng
trong điều kiện tài chính chỉ mới phát triển ở mức độ hạn chế thì việc cung ứng vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước chủ yếu phải dựa vào hệ thống ngân hàng đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường xuyên được các Ngân hàng quan tâm.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận tại trường cùng với thời gian thực tập tại chi nhánh Sacombank Đống Đa, em đã nhận thấy vấn đề huy động vốn luôn là hoạt động truyền thống, quan trọng và có tính chất quyết định tới mọi hoạt động khác của ngân hàng. Nhất là trong thời gian gần đây vấn đề huy động vốn đang trở thành bài toán khó đối với các ngân hàng. Với vốn kiến thức của bản thân và qua tìm hiểu thực tế về công tác huy động vốn em đã hoàn thành khóa luân tốt nghiệp này với mong muốn phần nào đó có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy động vốn của Sacombank Đống Đa trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. TS. Nguyễn Hồng Yến (2016), giáo trình “Kế toán Ngân hàng”, NXB Tài Chính.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011), giáo trình “Ngân hàng Thương mại” , NXB Thống kê
3. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS.Nguyễn Văn Lộc (2012), “Quản trị tín dụng Ngân
hàng thương mại”, NXB Tài Chính.
4. David Begg (2011), “Kinh tế học”, NXB Thống kê.
5. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa các năm 2014, 2015, 2016.
6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín các năm 2014, 2015, 2016.
7. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, CN ngân hàng nước ngoài.
8. Thông tư 06/2015/TT-NHNN ngày 27/5/2015 chính thức sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 9. Một số luận văn, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của Học viện Ngân hàng, Học
viện Tài chính, Đại học kinh tế Quốc dân. 10. Các website
- Website của Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:
www.sacombank.com.vn
- Website của Ngânhàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn
- Website của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam :
www.bidv.com.vn