- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.
1.4. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hoá tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hố đặc thù như văn hố chính trị, văn hố pháp luật, văn hố giáo dục, văn hố gia đình... và văn hố kinh doanh.
27
Theo Từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức việc sản xuất buôn bán sao cho sinh lời”. Với nghĩa phổ thông này từ “kinh doanh” khơng những có nghĩa “bn bán” mà cịn bao hàm cả nghĩa “tổ chức việc sản xuất”. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản trị, tiếp thị, tài chính, kế tốn, sản xuất. Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Nếu là danh từ, kinh doanh là một nghề – được dùng để chỉ những con người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lợi, cịn nếu là động từ thì kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường. Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hố kinh doanh.
Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu theo nghĩa rộng, văn hố kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị
tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh. Như vậy, theo nghĩa rộng, văn hố kinh doanh là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người được tạo ra và sử dụng trong q trình kinh doanh.
Văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Văn hóa là q trình thích nghi với mơi trường, q trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Theo đó, văn hóa kinh doanh là lối ứng xử của cá nhân, tổ chức làm kinh tế (doanh nghiệp – doanh nhân) với tất cả những gì liên quan, phù hợp với xu thế thời đại. Do vậy, theo nghĩa hẹp, có thế hiểu:
Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một
28
khu vực. Văn hoá kinh doanh là tồn bộ các giá trị văn hố được chủ thể kinh
doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Văn hóa kinh doanh khơng chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà cịn là giá trị sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh (là doanh nhân, doanh nghiệp) sáng tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ. Theo đó, văn hóa kinh doanh ở đây được xem xét trên 2 phương diện:
• Cách thức, mức độ mà doanh nhân, doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh của họ.
• Sản phẩm và những giá trị văn hóa mà các doanh nhân, doanh nghiệp tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ.
Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong cách chọn và cách bố trí máy móc và dây chuyền cơng nghệ, trong cách tổ chức bộ máy về nhân sự, trong quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức tiến hành kinh doanh, phương thức quản lý kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó... nhằm tạo ra những chất lượng – hiệu quả kinh doanh nhất định. Trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh có thể bao gồm mơi trường kinh doanh trong thị trường, những quy tắc ứng xử được các đối tác cùng chia sẻ, hoặc những truyền thống hay thói quen có tính đặc thù cho từng thị trường, từng nước hay từng nhóm đối tác. Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. Văn hố kinh doanh khơng chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà cịn tạo ra những khn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh. Văn hóa kinh doanh là những nét văn hóa rất được chú trọng trong các quốc gia cơng nghiệp hóa nhanh và thành cơng.
Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hoá
29
trong xã hội, kinh doanh có văn hóa địi hỏi chủ thể của nó khơng chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng, đối tác và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân và cả trong hành vi ứng xử của khách hàng. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hố làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bảo hành sau bán... được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hố của con người.
Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Văn hóa kinh doanh là văn hóa của nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn hóa của giới doanh nhân. Vai trị, tác dụng của nó khơng chỉ trong cơng tác quản trị nội bộ mà còn cả trong quan hệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội; doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng văn hóa đậm đà, phải vươn tới việc sáng tạo ra các giá trị nhân văn giàu bản sắc, qua đó quảng bá, nâng tầm giá trị của thương hiệu quốc gia, dân tộc.