Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 37)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar H.Shein, văn hố doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ (level) khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vơ hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hố đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ những bộ phận cấu thành nền văn hoá, cấp độ văn hoá được minh hoạ qua hình bên dưới.

30

Hình 1.1. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Theo các nhà phân tích, các cấp độ của văn hố doanh nghiệp được mơ phịng qua mơ hình tảng băng văn hố; với phần nổi bên trên là những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp, cấp độ tiếp theo là phần chìm của tàng băng, đó là phần vơ hình của văn hố doanh nghiệp, phần sâu nhât chỉnh là yếu tố tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

31

Hình 1.2. Mơ hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp

2.1. Các giá trị hữu hình của doanh nghiệp

Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Đây là cấp độ văn hóa có thể nhìn thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên bao gồm các hiện tượng và sự vậ mà một người có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức xa lạ: Kiến trúc, cách bài trí; cơng nghệ, sản phẩm; Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp; Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp; Lễ nghi và lễ hội hàng năm; Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp; Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp; Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức; Hình thức, mẫu mã của sản phẩm; Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.

Ví dụ như khi đến thăm trụ sở chính của tập đồn Viettel tại Hà Nội, chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của lãnh đạo trong việc xây dựng lớp cấu trúc hữu hình cho văn hóa của cơng ty. Cách bố trí trong văn phòng của Viettel rất phong cách tinh tế và khơng hề cầu kì. Logo của cơng ty “Hãy nói theo cách

32

của bạn” được treo ở khắp các nơi. Mỗi năm, tập đồn Viettel ln tổ chức các lễ hội lớn như ngày thành lập tập đồn, ngày 8/3…Những dịp này cơng ty đều khen thưởng cho những cá nhân hay tổ chức đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công việc. Các nhân viên đều được bố trí ngồi riêng biệt nhưng không cách biệt với người khác. Khi tuyển dụng, tập đồn Viettel ln giáo dục nhân viên mới bằng các huyền thoại lịch sử hoạt động của công ty. Tất cả các cấu trúc hữu hình trên đã tạo nên cảm giác trang trọng khi làm việc, sự gần gũi, thoải mái giữa các nhân viên và tạo lòng tin của khách hàng về uy tín của cơng ty.

Cấp độ văn hố này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất cơng việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hố này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp. Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp độ văn hố chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất cơng việc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hố doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp.

2.2. Các niềm tin và giá trị

Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp)

Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được công bố rộng rãi ra công chúng, nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp. “Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong mơi trường doanh nghiệp.

33

Ví như ở cơng ty Ernrt Young hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, sự thể hiện và công bố của công ty này luôn nhấn mạnh vào sáu giá trị cốt lõi gồm: Luôn dẫn đầu; động lực hoạt động; tinh thần đồng đội; hướng tới khách hàng; cởi mở, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau; trước sau như một.

2.3. Những quan niệm chung

Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)

Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh,

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)