Vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 37 - 41)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp

tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu hết các thành viên trong nền văn hố đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.

Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao động, các công ty Mĩ và nhiều nước châu u thường có chung quan niệm trả theo năng lực. Chính vì vậy, một người lao động trẻ mới vào nghề có thể nhận được mức lương rất cao nếu họ thực sự có tài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam, một người lao động trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu.

Cả ba cấp độ trên của văn hóa doanh nghiệp ln hịa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.

3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp doanh nghiệp

3.1. Công cụ triển khai chiến lƣợc

Văn hóa doanh nghiệp là cơng cụ triển khai chiến lược. Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc

34

triển khai chiến lược. Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các cơng cụ quản lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng.

Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải thống nhất trong hành động và phối hợp hành động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên. Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó cịn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách.

3.2. Tạo động lực cho ngƣời lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết văn hóa doanh nghiệp được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con người. Trong văn hóa doanh nghiệp, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra quyết định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết lý của cá nhân không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và triết lý thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.

Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan, hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên cơ sở những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá trị và triết lý chủ đạo của mình. Khơng chỉ vậy, họ còn thể hiện những cam kết của tất cả các thành viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì

35

những giá trị và kiên trì theo đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ chức cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo nên hình ảnh của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và các thành viên tổ chức được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần thưởng tinh thần (thương hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng.

3.3. Là nguồn lực phát triển kinh doanh

Nếu doanh nghiệp có một nền văn hố tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhân tài, giữ chân được nhân tài, củng cố được lòng trung thành của các nhân viên đối với doanh nghiệp. Vì người lao động làm việc khơng chỉ vì tiền mà cịn vì các mục đích khác nữa nhất là khi họ đã thoả mãn phần nào về mặt kinh tế. Theo Maslow về hệ thống nhu cầu của con người, thì nhu cầu của con người đựơc mơ tả bằng một hình tam giác với năm mức nhu cầu được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội – giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ.

Văn hố doanh nghiệp tạo mơi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm sốt thái độ hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo ra bầu khơng khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành, gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm… Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao đông và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.4. Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Gồm triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiệp… Tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta phân biệt được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã hội. Phong cách đó

36

đóng vai trị như khơng khí và nước đối với doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu của họ và nỗ lực triển khai những chiến lược riêng biệt nhằm đạt được điều đó. Mục tiêu và con đường chinh phục mục tiêu chính là q trình tạo dựng dấu ấn riêng, tạo dựng nét riêng của thương hiệu so với đối thủ cùng ngành.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác nhau gần như sẽ có những bước biến khác nhau, lối xây dựng và phát triển thương hiệu khác nhau, cũng như văn hóa ứng xử nội bộ khác nhau.

Do đó có thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là bản sắc của mỗi doanh nghiệp và làm nên sự khác biệt giữa một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu khái niệm văn hóa doanh nghiệp? Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Cho ví dụ cụ thể.

2. Mô tả khái quát các yếu tố cấu thành văn hóa. Ỷ nghĩa của việc xem xét các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh là gì?

2. Tại sao cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

3. Ngồi những tác động tích cực, văn hóa doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Hãy phân tích.

37

CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Mã chƣơng: MH22KX5340119 - 02 Giới thiệu:

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tạo ra một nền tảng văn hoá mang bản sắc riêng cho doanh nghiệp và tạo một dấu ấn cho khách hàng. Điều quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp là phải nắm bắt chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp để từ đó khơng phạm sai lầm trong việc đưa ra kế hoạch.

Mục tiêu:

Đọc xong chương này người học có thể:

Kiến thức: Hiểu được các yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp bao gồm văn hóa quốc gia, văn hóa của người lãnh đạo, ảnh hưởng của các văn hóa bên ngồi đến văn hóa doanh nghiệp

Kỹ năng: Vận dụng được các kỹ năng tổng hợp và phân tích thơng tin để đưa ra quyết định.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ln ý thức về văn hóa doanh nghiệp. Tích cực làm việc nhóm trong tổ chức. Ý thức, trách nhiệm đối với các công việc được giao trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)