Ảnh hƣởng từ văn hóa bên ngồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 70)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

3. Ảnh hƣởng từ văn hóa bên ngồ

Ngồi những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như văn hóa dân tộc, người lãnh đạo thì mơi trường bên ngồi cũng tác động lớn tới doanh nghiệp. Từ mơi trường bên ngồi, doanh nghiệp thu lượm những giá trị học hỏi được để áp dụng cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ công nghệ 4.0.

3.1. Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp

Đây là những bài học có được khi xử lý những vấn đề chung. Sau đó được ghi chép, tuyên truyền và phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp được biết và thực hiện.

Những kinh nghiệm tập thể này sẽ tác động đến cách xử lý những cơng việc của cơng ty. Hầu hết, đó đều là những tác động tích cực giúp nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện các mối quan hệ trong tập thể.

Ví dụ như kinh nghiệm giao dịch với khách hàng:

Đối với những người dày dặn kinh nghiệm khi làm việc với khách hàng, họ sẽ rút ra những bài học, cách xử lý tình huống sao cho hiệu quả nhất. Khi đó các kinh nghiệm của họ có thể truyền tải tới các nhân viên khác thơng qua các buổi đào tạo nội bộ, giúp nâng cao chuyên môn của nhân viên và thiết lập nên văn hóa chia sẻ, giúp đỡ ở doanh nghiệp.

3.2. Những giá trị học hỏi từ các doanh nghiệp khác

Bằng cách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thông qua các buổi giao lưu doanh nghiệp… chúng ta có thể rút ra được những bài học riêng, những ưu điểm của họ để có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Học hỏi văn hóa từ doanh nghiệp khác là điều nên làm, đặc biệt từ những thành công và thất bại của doanh nghiệp đi trước. Tiếp thu giá trị từ văn hóa doanh nghiệp khác khơng phải sao chép y nguyên giá trị tinh thần từ họ mà là học hỏi cách thức triển khai, đưa những quan điểm, niềm tin có giá trị, phù hợp với doanh nghiệp mình để áp dụng.

63

Khi ấy các giá trị học hỏi này sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp đã cũ của cơng ty. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để đảm bảo phù hợp với cơng ty và phát huy hiệu quả. Ví dụ như: quy trình làm việc, cách làm việc với khách hàng…

Ví dụ về Cơng ty Walt Disney

Đã có hơn 90 năm kinh nghiệm làm hài lịng biết bao khách hàng trên tồn thế giới với phương pháp tiếp cận đa chiều, khiến những giám đốc marketing trên toàn cầu phải ghen tị, thương hiệu này đã trở thành thương hiệu gia đình hàng đầu thế giới với những người ủng hộ thương hiệu ở mọi độ tuổi. Vì làm sao Disney làm được điều đó? Câu trả lời khá đơn giản, họ luôn cố gắng không ngừng nghỉ trong việc tập trung vào khách hàng của mình. Trong nhiều thập kỷ, Disney đã coi việc tạo ra trải nghiệm khác biệt cho khách hàng là cốt lõi, trung tâm của tổ chức. Mơ hình kinh doanh của Disney khá độc đáo, nhưng điều đó khơng có nghĩa rằng doanh nghiệp của bạn khơng thể tạo ra trải nghiệm khách hàng giống như Disney. Hãy bắt đầu từ việc lấy khách hàng là cốt lõi, là trung tâm của doanh nghiệp mình.

3.3. Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới mang lại

Các nhân viên mới đến công ty ln mang trong mình bản sắc văn hóa khác với văn hóa doanh nghiệp. Đó có thể là tiêu cực và tích cực. Nếu phù hợp, những điểm khác biệt đó sẽ tác động lên phòng ban của họ rồi lan truyền đến các phòng ban khác và cuối cùng là cả doanh nghiệp. Bởi vậy 1 hay nhiều thành viên mới là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.

Vấn đề là cấp quản lý, lãnh đạo phải nhận ra những điểm khác biệt này để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đó là tích cực hãy để họ phát huy. Nếu là tiêu cực thì hãy đưa họ dần dần vào khn khổ và loại bỏ dần nó ra khỏi tổ chức.

Trong quá trình tuyển dụng nhận sự ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, kỹ năng... thì doanh nghiệp nên lưu ý xem nhân viên có phù hợp với văn hố cơng ty đang xây dựng hay khơng. Bởi một nhân viên "tiêu cực" có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hoá doanh nghiệp, theo nghiên cứ của Harvard Business School cho thấy rằng: một nhân viên tiêu cực có thể gây thiệt hại 12.000 USD chi phí doanh thu của doanh nghiệp.

64

3.4. Những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội

Đây có thể nói là sự tác động của thời đại, xu thế xã hội đến doanh nghiệp. Các giá trị này sẽ tùy thuộc vào mức độ phù hợp với doanh nghiệp mà mang lại những trào lưu mới trong công ty, tạo ra nhiều điều mới mẻ hoặc giúp nâng cao hiệu suất công việc, tăng khả năng kết nối nhân viên nếu biết vận dụng hợp lý. Văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi vào một ngày nào đó để bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường, khách hàng. Những giá trị văn hóa, tinh thần từ thế kỷ 20 đã khơng cịn phù hợp. Thậm chí chỉ cách đây vài năm thôi, rất nhiều xu hướng đã làm thay đổi quan điểm, nhận thức của các nhà lãnh đạo:

- Người lao động có sự thay đổi tâm lý rõ rệt: Từ mong muốn làm việc tại một tổ chức có đãi ngộ tốt sang nhu cầu làm việc tại một tổ chức vừa có đãi ngộ tốt, vừa có thể phát triển thêm kỹ năng và quyền thể hiện khả năng… Ứng viên có nhiều sự lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp, chủ động cơ hội việc làm hơn cho mình thay vì trước đây.

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – cách mạng công nghệ thông tin làm thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp, làn sóng chuyển đổi số từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản,… nay được thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cũng đang trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ…

Một văn hoá doanh nghiệp cũng không nên quá cứng nhắc bởi nếu quá quy tắc, chống lại sự đổi mới có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hoá doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Google cho thấy về sự hợp tác tại 258 công ty cho rằng: 73% nhân viên tin rằng, công ty thành công hơn nếu họ được khuyến khích làm việc theo cách linh hoạt và có sự hợp tác.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu khái quát về văn hóa quốc gia và ảnh hưởng của văn hóa quốc gia đến văn hóa doanh nghiệp.

2. Hãy nêu ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

3. Mơi trường bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa doanh nghiệp.

66

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP Mã chƣơng: MH22KX5340119 - 03 Mã chƣơng: MH22KX5340119 - 03

Giới thiệu:

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chun mơn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tịi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Mục tiêu:

Đọc xong chương này người học có thể:

Kiến thức: Phân tích được các giai đoạn hình thành và q trình duy trì, phát huy cũng như thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Kỹ năng: Vận dụng được các kỹ năng tổng hợp và phân tích thơng tin để đưa ra quyết định.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ln ý thức về văn hóa doanh nghiệp. Tích cực làm việc nhóm trong tổ chức. Ý thức, trách nhiệm đối với các công việc được giao trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)