Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 80)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

3. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Thay đổi văn hoá doanh nghiệp là một trong những thách thức của doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp tồn tại lâu đời với một nền văn hoá khá thành cơng.

Dù khó khăn, nhưng khi phải thay đổi văn hố, thì các doanh nghiệp không thể không thay đổi. Để thay đổi văn hố thành cơng, các doanh nghiệp phải hiểu được khi nào văn hoá doanh nghiệp cần thay đổi, các nguyên tắc và các cách thay đổi văn hoá doanh nghiệp, để áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào doanh nghiệp mình.

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi một số hoặc tồn bộ các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp như quan niệm về giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản ý, các nội quy, chính sách.... đã được các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo.

3.1. Khi nào nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Khảo sát hơn 300 công ty ở châu Á, thấy rằng các tổ chức cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp khi họ gặp phải một hay nhiều hơn những thách thức sau:

73

- Một tổ chức mà đội ngũ nhân viên đã quá quen làm việc trong những điều kiện thuận lợi của thời kỳ kinh tế phát triển, nhưng lại khơng thể thích ứng được với những khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế gây ra.

- Khi hai hay nhiều bộ phận trong tổ chức tiến hành sát nhập với nhau và trong các hoạt động của họ có sự dấu hiệu của mối bất hịa giữa những nhóm nhân viên.

- Khi doanh nghiệp đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm, cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu gốc rễ đến mức cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường của chính tổ chức ấy.

- Khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động ở một ngành nghề hay một lĩnh vực hoàn toàn mới và phương thức hoạt động cũ lúc này đe dọa sự sống cịn của cơng ty.

Các doanh nghiệp nên sớm tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp bởi sẽ mất nhiều thời gian để quá trình thay đổi tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Nếu doanh nghiệp càng chần chờ bao nhiêu thì khi thực hiện sẽ càng trở nên khó khăn bấy nhiêu. Chắc chắn hậu quả của việc trì hỗn này sẽ là rất lớn.

Trong số những hậu quả xấu do việc chậm trễ thay đổi văn hóa cơng ty gây ra là nhân viên có tinh thần làm việc thấp, tỉ lệ chuyển việc nhân viên cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp. Chậm thích ứng với những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu, văn hóa ứng xử tại nơi làm việc thiếu lành mạnh.

Yếu tố cần cân nhắc khi thay đổi văn hố cơng ty, doanh nghiệp

Để thay đổi văn hố đã có từ lâu trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan cần xem xét lại một số yếu tố:

- Đánh giá văn hoá nội bộ hiện tại: Đâu là điểm yếu? Loại điểm yếu đó

cần loại bỏ hay thay đổi để phù hợp? Những điểm mạnh nào trong văn hố cần được duy trì và phát triển mạnh?

- Sự thay đổi của xã hội: Lí do gì khiến doanh nghiệp phải thay đổi? Đặc

điểm cần xây dựng trong văn hố doanh nghiệp để thích nghi với sự thay đổi đó?

74

- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tuyên bố: Những thứ “cốt lõi” cần được nhìn lại và xác định rõ để đảm bảo những thay đổi trong văn hoá tổ chức sẽ đi theo định hướng này.

- Các hoạt động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên: Lường trước những

hành động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên để ra các hoạt động và cách thức truyền tải phù hợp nhất.

3.2. Làm thế nào để thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Để thay đổi, nâng cao trình độ văn hóa tổ chức của mình, các doanh nghiệp nên tham khảo ba vấn đề cốt yếu là:

(1). Trước khi thay đổi văn hóa, phải xác định rõ khiếm khuyết trong văn hóa hiện tại của doanh nghiệp.

(2). Nếp văn hóa mới của doanh nghiệp phải hỗ trợ việc thực hiện thành công chiến lược phát triển. Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn, sứ mệnh nào và cần điều chỉnh văn hóa ra sao để thực hiện thành cơng tầm nhìn, sứ mệnh đó?

(3). Các cá nhân trong tổ chức phải đồng tâm thay đổi hành vi của họ để tạo ra một môi trường văn hóa doanh nghiệp như mong muốn. Đây là bước khó khăn nhất trong q trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi văn hóa bằng nhiều cách khác nhau: thay đổi dựa trên tinh thần tự nguyện của mọi thành viên, thay đổi bằng cách phổ biến gương điển hình, phát triển doanh nghiệp, thay đổi vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, hay áp dụng cơng nghệ mới. Doanh nghiệp phải tìm ra cách thay đổi phù hợp nhất với mình và có thể áp dụng nhiều cách thay đổi khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện: Nhà lãnh đạo không áp đặt những

giá trị văn hóa mới cho doanh nghiệp, mà bằng các cách khác nhau khơi dậy tinh thần tự nguyện thay đổi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Bản thân các thành viên phải thấy được, muốn tốt hơn thìphải thay đổi và họ thực sự mong muốn thay đổi. Lãnh đạo có thể lấy ý kiến từ nhân viên và từ đó đề xuất những thay đổi, hoặc đưa ra những thay đổi để mọi thành viên đóng góp ý kiến.

- Thay đổi bằng cách phổ biến gương điển hình: Nhà lãnh đạo phải xem

xét văn hóa doanh nghiệp mình có điểm gì yếu, điểm gì mạnh, cần bổ sung những yếu tố nào hoặc cần thay đổi như thế nào. Từ đó nhà lãnh đạo lựa chọn những cá nhân điển hình, phù hợp với sự thay đổi và đưa họ lên vị trí quản lý

75

cao hơn, để tạo ảnh hưởng tới những người khác trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cũng có thể chọn ra bộ phận tiêu biểu của doanh nghiệp và đưa các thành viên trong bộ phận đó vào các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Qua những cá nhân này, yếu tố văn hóa của bộ phận tiêu biểu đó sẽ lan ra cả doanh nghiệp.

- Thay đổi bằng cách phát triển doanh nghiệp: Trong quá trình phát triển

doanh nghiệp, nhà lãnh đạo luôn cố gắng thay đổi các yếu tố văn hóa cho ngày càng phù hợp với doanh nghiệp. Đây là cách thay đổi diễn ra lâu dài, nhưng hiệu quả, không gây nên xáo trộn lớn.

- Thay đổi bằng cách thay đổi các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp:

Những người ở vị trí lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Có thể thay đổi văn hóa bằng cách đưa người bên ngoài vào nắm giữ những vị trí đó và tạo điều kiện để họ thay đổi cách làm việc, cách quản lý, lãnh đạo cũ. Cách quản lý, lãnh đạo mới sẽ dần dần làm thay đổi các yếu tố văn hóa trước kia của doanh nghiệp.

- Thay đổi bằng cách áp dụng công nghệ mới: Càng ngày khoa học công

nghệ càng phát triển và điều này cho phép các doanh nghiệp thay đổi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố văn hóa. Khi áp dụng cơng nghệ mới, bản thân mỗi nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải tự đổi mới cách quản lý của mình, và mỗi nhân viên phải tự đổi mới cách làm việc của chính mình.

Tuy nhiên, để thực hiện thành cơng việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản trị hay các doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý và quan tâm đến các nguyên tắc sau:

(1). Chiến lược phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo cần đặt ra câu hỏi: Tại sao họ phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp và làm thế nào để thay đổi hiệu quả? Văn hóa doanh nghiệp phát triển theo thời gian và gắn liền với doanh nghiệp. Trong khi, chiến lược là chuỗi các quyết định và kế hoạch dài hạn để cụ hóa thể hóa văn hóa doanh nghiệp thành các mục tiêu doanh nghiệp rõ ràng. Vì vậy, chiến lược cần linh động và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, khơng phải chống lại văn hóa đó.

(2). Tập trung vào những thay đổi quan trọng trong hành vi. Thay đổi rất khó khăn khi con người phải đối mặt với quá nhiều thứ cùng lúc. Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo cần vẽ ra được những hành vi quan trọng mà họ muốn có

76

trong doanh nghiệp của mình, từng bước một, từng hành vi một, nhỏ nhưng được chấp nhận rộng rãi trong doanh nghiệp.

(3). Đề cao những điểm mạnh của văn hóa hiện hữu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu nghĩa là họ có những giá trị tích cực giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong q trình phát triển. Những giá trị có ý nghĩa này giúp nhân viên tin tưởng vào những gì họ làm và tăng cường sự gắn bó, cam kết của họ với doanh nghiệp và họ sẵn sàng ủng hộ thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

(4). Dùng cả sự can thiệp chính thống và khơng chính thống. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm cả về nhận thức và cảm xúc. Những can thiệp chính thống thường liên quan đến những can thiệp về thủ tục và can thiệp khơng chính thống sẽ liên quan nhiều đến cảm xúc.

(5). Đo lường và theo dõi sự phát triển của văn hóa mới: Lập kế hoạch và thực hiện thay đổi rất quan trọng, nhưng xem xét và điều chỉnh lại cũng quan trọng không kém. Việc đo lường và theo dõi những thay đổi này cần được làm định kỳ và ln ln duy trì sự gắn bó cam kết của nhân viên bằng cách thường xuyên nhắc nhở họ về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Việc can thiệp vào văn hóa doanh nghiệp nên được ưu tiên xem xét trước thay vì thực hiện vào phút cuối khi doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề, khó khăn.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Bạn có suy nghĩ gì trong việc quyết định lựa chọn giữa việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp và duy trì, phát triển văn hóa ấy.

2. Hãy kể ra một số ví dụ về các cơng ty đã thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nêu những sự thay đổi ấy và nhận xét.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)