Văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 58)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

1. Văn hóa quốc gia và ảnh hƣởng của nó đến văn hóa doanh nghiệp

1.1. Văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam

38

1.1.1. Văn hóa kinh doanh thời phong kiến

Việt Nam là quốc gia có lịch sử lâu đời, che độ phong kiến tồn tại trong một thời gian rất dài. Vi vậy, những đặc điểm kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa kinh doanh Việt Nam. Trước khi nhận diện văn hóa kinh doanh Việt Nam thời kỳ phong kiến, cẩn tìm hiểu một số đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của xã hội phong kiến Việt Nam.

Trong dân gian lưu truyền câu phương ngôn "phi thương bất phú" tức là không kinh doanh thi chẳng thể giàu có. Tuy nhiên, câu phương ngôn này lại hàm chứa ý nghĩa miệt thị những người làm giàu bằng con đường bn bán kinh doanh. Tìm hiểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, chúng ta thấy khơng có câu chuyện nào cổ vũ cho nghề kinh doanh, buôn bán. Đa số các câu chuyện đều miệt thị người giàu, những người giàu có thường bị gắn liền với những đức tính xấu như tham lam, độc ác, v.v... Truyện cổ tích là nhữmg câu chuyện dân gian lưu truyền qua các thế hệ được ghi chép lại. Vì vậy, có thể coi đó là quan niệm của đơng đảo các tầng lớp trong các xã hội truyền thống của Việt Nam.

Như vậy, đến đây có thể khẳng định, do rất nhiều nguyên nhân tự nhiên và xã hội khác nhau, nghề kinh doanh dã không được ủng hộ để phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi trong quan niệm của người Việt Nam truyền thống, nghề kinh doanh, bn bán là nghề bất chính, khơng ổn định. Đó là lý do giải thích vì sao mặc dù người Việt Nam được đánh giá là có khả năng linh hoạt, giỏi thích nghi, cần cù chịu khó, v.v... là những tố chất cần thiết để kinh doanh nhưng trong suốt một thời kỳ rất dài của lịch sử, Việt Nam khơng có thương hội, khơng có thương phẩm nối tiếng, v.v...

- Hoạt động kinh doanh thài kỳ phong kiến

Như đã nói ở trên, tuy nghề kinh doanh không được coi trọng trong xã hội nhưng các tư liệu lịch sử đã ghi lại rằng, trong thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam có một vùng đất được coi là trung tâm kinh tế thương mại lớn có tính quốc tế đó là Luy Lâu, Long Biên thuộc vùng Kinh Bắc, nay thuộc tinh Bắc Ninh. Các chứng tích và tư liệu lịch sử về Luy Lâu đã xác định: “Trên đất Giao Chỉ trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ II tới thế kỳ IX - X, Luy Lâu khơng những là vai trị một đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào”. Tập trung cư trú và làm ăn ở Luy Lâu, có nhiều thành phần như quan lại, sĩ phu, thương nhân, thợ thủ công, tăng sĩ,

39

v.v... Đa số họ là người Việt, Ngồi ra cịn có người Trung Quốc, người Ấn Độ, người vùng Trung Á như Ba Tư, Ả Rập cũng đến làm ăn, buôn bán ớ khu vực này. Các hoạt động buôn bán, trao đổi ở Luy Lâu thời kỳ Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất. Quá trình giao lưu, tiếp xúc, hội nhập kinh tế diễn ra tại trung tâm Luy Lâu và trên đất Bắc Ninh xưa đã tạo những cơ hội cho người Việt làm ăn, phát triển kinh tế. Những tiến bộ về kinh nghiệm sản xuất, làm nông nghiệp, làm các nghề thủ công, đặc biệt là tài năng kỹ xảo giao thương buôn bán của người Hoa, người Ấn, người vùng Trung Á được người Việt tiếp thu, vận dụng để làm ăn, mở mang phát triển kinh tế trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của vùng đất, con người xứ Bắc. Hoạt động kinh tế của các làng quê sôi động và đa dạng, không thuần túy nông nghiệp mà kết hợp làm thủ công, giao thương buôn bán. Phố xá, chợ bến, nhất là chợ làng, chợ chùa mọc lên ở khắp các làng quê nơi đây. Người dân Kinh Bắc ngày càng làm ăn thành thạo, vừa giỏi nghề nông, vừa giỏi nghề thợ, quan hệ ngày càng mở rộng, tiếp xúc với người Hoa, người Ấn. Tuy nhiên, do chính quyền đơ hộ độc quyền nắm giữ và kiểm soát nên giao lưu giữa người Việt Nam và người nước ngồi gặp khơng ít khó khăn. Hàng Việt Nam bán ra nước ngoài thường là các loại lâm thổ sản quý, đồ mỹ nghệ, v.v... Hàng nhập từ nước ngoài vào Việt Nam thường là thuốc men, đồ sắt v.v...

Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập, trao đổi kinh tế là q trình tiếp xúc hội nhập văn hóa, tín ngưởng, tơn giáo giữa nước ta với các nước trong khu vực. Tại đây tư tưởng Nho giáo và văn hóa Hán - Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy thống trị và tầng lớp quan lại. Bắc Ninh với trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hóa Hán ở Việt Nam.

Theo các tài liệu lịch sử, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Việt Nam có những tiến bộ về thủ cơng nghiệp và thương mại. Đây cũng là thời gian thịnh hành tư tưởng kinh tế trọng thương ở châu Âu. Hoạt động giao thương Đàng Trong dưới triều Nguyễn, có nhiều dấu ấn phát triển giao thương mạnh mẽ. Với vị tri địa lý thuận lợi, vùng đất sản vật trờ thành điểm hội tụ trao đổi hàng hóa nhộn nhịp. Việc dỡ bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Minh đã góp phần quan trọng kích thích mầm mống kinh tế hàng hóa phát triển. Các chính sách khích lệ thương gia đã được nhiều chúa Nguyễn áp dụng.

40

Thời gian này những làng phường thủ công nghiệp như gốm Bát Tràng (Hà Nội), dệt Thổ Hà (Bắc Giang), dệt Phú Xuân (Thừa Thiên), v.v... đã được mở ra. Trong các phường thủ công nghiệp dã diễn ra sự phân hóa chủ - thợ (ở Phú Xuân đã có những xưởng dệt thuê 13 thợ). Những hình thức bao mua sản phẩm, thuê mướn nhân công đã xuất hiện đánh dấu những mầm móng manh nha của tư bản chủ nghĩa.

Cũng trong thời gian này, một số thành thị phong kiến đã trờ nên phồn thịnh như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, v.v... Nhiều người nước ngoài đã đến đây sinh sống làm cho các hoạt động buôn bán trao đổi khá sầm uất. Hội An trở thành một thương cảng phát triển với nhiều nhà buôn cư trú dài hạn. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các quốc gia phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, V.V.. đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, canh tân đất nước. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã có những chính sách kìm hãm giao lưu kinh tế, thi hành chính sách thuế khóa nặng nề. Thậm chí, thời Minh Mạng vì sợ nơng dân tụ tập khởi nghĩa, nhà nước cịn ra chính sách cấm họp chợ. Vì vậy thương nghiệp và thủ công nghiệp rơi vào khủng hoảng, bế tắc, khơng cịn cơ hội để phát triển.

Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam, từ quốc sách của nhà nước cho đến tâm lý người dân đều coi nghề nông là nghê gốc, công thương là nghề ngọn. Nhưng thực tế hoạt động của công thương nghiệp chỉ diễn ra trong khuôn khổ của nền kinh tế tự túc tự cấp.

- Những biểu hiện của văn hóa kinh doanh

Như trên đã phân tích, do tư tưởng trọng nông, ức thương và do nhiều nguyên nhân khác nhau, xã hội truyền thống Việt Nam khơng khuyến khích nghề kinh doanh, nghề kinh doanh khơng phát tnển. Vì vậy, cần thừa nhận một thực tế là văn hóa kinh doanh của thời kỳ này rất mờ nhạt. Tuy mờ nhạt nhưng khơng có nghĩa là nó khơng có biểu hiện gì của văn hóa kinh doanh.

Có thể nhận diện được văn hóa kinh doanh của thời kỳ này qua những hoạt động mua bán ở chợ làng trên khắp các miền quê, bời các giao dịch mua bán, trao đổi của người dân chủ yếu đều tiến hành ở chợ. Chỉ cần nhìn vào chợ quê, người ta cũng cỏ thể thấy đời sống kinh tế của người dân trong làng. Chợ làng chính là mơ hình thu nhỏ của nền kinh tế tự cung tự cấp. Người bán hàng và khách hàng đều là dân trong một làng hoặc từ các làng xung quanh. Hàng hóa

41

bán ớ chợ hầu hết là “cây nhà, lá vườn”. Chợ cũng là nơi lưu giữ tổng thể những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân Việt. Bên cạnh việc trao đổi mua bán thơng thường, chợ xưa cịn là nơi giao lưu tình cảm anh em, bạn bè, là nơi trao đổi thơng tin về tình hình gia đình, chịm xóm. Vậy nên, chợ chính là một nét văn hóa kinh doanh truyền thống - “văn hóa kẻ chợ‟', mang trong mình biểu trưng của sự hội tụ và chắt lọc vừa cũ xưa, dung dị, hồn hậu lại vừa tươi tắn bởi sự sôi động, ồn ào. Vấn đề văn hóa trong giao tiếp giữa người mua và người bán, nghệ thuật chào mời khách mua hàng, cách rao hàng đê thu hút sự chú ý, v.v... tất cả đều là những biểu hiện sinh động của văn hóa kinh doanh. Khi tìm hiểu về một sổ càu tục ngữ ca dao nói về cơng việc bn bán của người Việt, chúng ta cũng có thể nhận diện được một số nét văn hóa kinh doanh của người Việt Nam từ trong xã hội truyền thống.

Mặc cho xã hội kỳ thị, bản thân những người lảm nghề buôn bán đã tự xây dựng những chuẩn mực cho nghề của mình. Bn bán thì phải có lãi nhưng họ cũng bảo nhau “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi" để còn giữ mối khách làm ăn lâu dài. Hoặc “trong vốn thì nài, ngồi vốn thì bng ” làm sao để vừa thu được lợi nhuận mà lại không làm mất khách. Câu “thuận mua vừa bán ” trở thành kết quả lý tướng và là tiêu chí cho mọi cuộc giao dịch mua bán. Điều này sẽ đảm bảo cho sự cân bằng lợi ích dẫn đến sự hài lòng của cả người bán lẫn người mua. Người bán luôn luôn muốn tạo dựng mối quan hệ với những người khách hàng quen thuộc bởi vì “quen mặt đắt hàng".

Người buôn bản cũng phải biết giữ đạo đức trong kinh doanh. Việc làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì", “treo đầu dê bán thịt chó ”, “bản mướp đang già làm bầu ", “bán mạt cưa giá làm cám ” là những hành vi dối trá bị cả xã hội tẩy chay, lên án.

Từ xa xưa, người Việt đã biết tìm hiểu tâm lý của người bán hàng và người mua hàng: “bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ ”. Người buôn bán cũng nhận thức rõ việc cần phải có nét mặt tươi tắn, lời nói nhỏ nhẹ, hịa nhã, khéo léo thì mới có thể thu hút được khách mua hàng. Vì vậy người ta vẫn truyền nhau những câu như: “bán hàng chiều khách ”, “bán rao chào khách ”, bởi vì lời nói rất quan trọng đối với người mua hàng “lời nói quan tiền, thúng thóc”.

Và điều quan trọng là buôn bán nhưng phải biết tiết kiệm, chứ khơng phài “có đồng nào xào đồng ấy", nếu “bóc ngắn cắn dài" thì có ngày phá sản, thậm

42

chí phải “bán vợ đợ con" để trả nợ. Cho nên, từ ngày xưa ông bà ta đã dạy “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện". “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có", “năng nhặt chặt bị" đã tích lũy được nhiều tiền rồi thì phải biết dùng số vốn đó để đầu tư thêm cho công ăn việc làm để sinh thêm đồng lời nữa. Bời vì “tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đè" cịn nếu khơng thì cũng chẳng qua là “tiền dư thóc mục".

Trong dân gian Việt Nam cũng có những bài ca dao nhẳc nhủ người làm kinh doanh phải chú trọng chữ tín, giữ gìn đạo đức của con người kẻo phải chịu quả báo:

Tin nhau buôn bán cùng nhau, Thiệt hơn hơn thiệt trước sau như là. Hay gì lừa đảo kiếm lời, Một nhà ăn uống tội trời riêng mang.

Theo chi những thói gian tham, Phơi pha thực giả tìm đường dối nhau. Của phi nghĩa có giàu đâu. Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.

Bài ca dao trên mang đậm tư tường nhân - quả của đạo Phật, nhìn thấy trước hậu quả của việc làm ăn bất chính. Phải chăng người Việt xưa đã biết vận dụng cả những tư tưởng tôn giáo vào trong lĩnh vực kinh doanh để gắn cái lợi với cái chân - thiện - mỹ của con người.

Tóm lại, trong xã hội phong kiến, với nền kinh tế tự túc tự cấp trong vòng chật hẹp của lũy tre làng, hầu như chúng ta chỉ có thể nhận diện được văn hóa kinh doanh qua hoạt động mua bán của người dân ở chợ quê. Như đã nói ở trên, văn hóa kinh doanh là sự phản ánh hoạt động kinh doanh của một cộng đồng người trong điều kiện xã hội cụ thể. Cho nên khó có thể nói nhiều về văn hóa kinh doanh truyền thống khi bản thân nghề kinh doanh không được coi trọng và phát triển rất chậm trong xã hội phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, khơng phải vì vậy mà người Việt Nam khơng có văn hóa kinh doanh truyền thống. Trên thực tế, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc như trọng chữ tín, yêu chuộng sự chân thật, thái độ hòa nhã, sự mềm dẻo, linh hoạt, v.v... đã được người Việt xưa vận dụng trong các hoạt động kinh doanh thể hiện qua các câu tục ngữ nói về nghề kinh doanh. Thêm nữa, chính thái độ kỳ thị nghề kinh doanh, sự bài xích những kè lừa đảo, làm ăn gian dối, v.v... cũng là những biểu hiện của văn hóa kinh doanh của dân tộc. Sự phản ứng đối với những hành vi lừa đảo, gian dối trong kinh doanh chính là sự cảnh báo, sự trừng phạt của xã hội buộc những người làm kinh doanh phải điều chỉnh những hành vi của mình nếu muốn được

43

xã hội chấp nhận. Như vậy, có thể khẳng định rằng, văn hóa kinh doanh thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam tuy còn mờ nhạt do nghề kinh doanh khơng được coi trọng nhưng việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh và văn hóa kinh doanh thời kỳ phong kiến lại là điều rất quan trọng, bởi vì, đây là điểm xuất phát để tìm hiểu mọi vấn đề của hoạt động kinh doanh và văn hóa kinh doanh Việt Nam. 1.1.2. Văn hóa kinh doanh thời kỳ Pháp thuộc (1859 - 1945) và thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

- Vài nét về hoạt động kinh doanh

Đến thời kỳ Pháp thuộc, hoạt động kinh doanh của Việt Nam bắt đầu có những biến đổi lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, kinh doanh trở thành một ngành độc lập không phụ thuộc vào nông nghiệp. Các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển hơn thời kỳ trước. Bước đầu Việt Nam đã có thương phẩm và bắt đầu kinh doanh với nước ngoài. Những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cao su, than, kẽm, xi măng... chủ yếu là các hàng thô, hàng nguyên liệu và chủ yếu xuất khẩu sang Pháp và các nước lân cận. Và ngược lại, Việt Nam lại phải nhập khẩu các hàng công nghiệp của Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.

Trước đây, trong thời kỳ phong kiến, việc lưu thông hàng hóa trên thị trường chủ yếu là chỉ qua các chợ làng, những hoạt động buôn bán lớn của người Việt, trên phạm vi vùng miền, tức là qua khỏi lũy tre làng thì khơng nhiều. Đa số các hoạt động lớn trên lĩnh vực kinh doanh đều được nằm trong tay của những thưong nhân người Hoa. Do vậy, khi kinh tế tư bản chủ nghĩa cùng với chế độ thuộc địa xuất hiện ở Việt Nam, một số người có tư tưởng cấp tiến thời bấy giờ đã nhận thức được thương trường là một lợi khí làm giàu cho mình và cho đất nước.

Lúc bấy giờ nước thì đang mất vào tay ngoại bang, doanh trường thì đang trong tay kẻ khác. “Đạo làm giàu” nảy sinh từ đấy, vừa có cái triết lý cổ điển của nhà Nho (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) lại vừa có cái phận nghèo hèn của kẻ “vong nô”. Do vậy mà cái “đạo làm giàu” ở lớp người gắn việc công thương với tinh thần Duy Tân ở đầu thế kỷ trước đã sớm hình thành như một

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41 - 58)