Duy trì, phát huy văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 73 - 76)

- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng.

2. Duy trì, phát huy văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp khơng phải là một cây cột bất định. Nó có thể là chiếc mỏ neo được cắm chặt xuống đất với mục đích ổn định nền tảng, ổn định vị trí nhưng khi cần thiết, doanh nghiệp buộc phải “rút” lên để di chuyển, để tiến bước phát triển mạnh mẽ, nếu không sẽ trở thành con rùa với chiếc mai nặng nề trên lưng.

Mỗi một lần công ty thay đổi chiến lược phát triển thì lúc đó, VHDN cũng được cải thiện để phù hợp với con người và môi trường doanh nghiệp tại thời điểm đó. Ngồi việc chú trọng vào các giá trị cơ bản như tôn trọng giá trị nhân viên, đề cao tinh thần đồng đội, tối ưu môi trường làm việc, tạo ra sự chuyên nghiệp và kích thích sáng tạo khơng ngừng nghỉ của nhân viên….

Vì vậy, việc duy trì văn hóa doanh nghiệp là việc cần thiết cho tất cả doanh nghiệp. Ngồi việc duy trì, doanh nghiệp cần phát triển, nâng cao nó sao cho phù hợp với thời đại và mang tính khác biệt, mặt khác vẫn phù hợp với mục tiêu và chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Cũng giống như việc duy trì thương hiệu riêng cho doanh nghiệp.

2.1. Tại sao phải duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp

Duy trì văn hóa doanh nghiệp là thuật ngữ được nhắc tới nhiều và cũng là một thành tố quyết định tới sự thành bại của một công ty. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại cũng phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu riêng.

Một doanh nghiệp thành công không đơn thuần chỉ dựa trên chiến lược kinh doanh hiệu quả mà con người mới chính là tâm điểm trong cả chiến lược kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Bất kì một nhà lãnh đạo cấp cao nào đều phải có kĩ năng con người, chính kĩ năng đó sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nhà lãnh đạo vẽ nên bức tranh văn hóa doanh nghiệp mình.

Văn hóa doanh nghiệp hình thành nhất qn trong một cơng ty, giữa các thành viên, xuất hiện từ triết lý của người sáng lập, được truyền cảm hứng tới

70

đội ngũ nhân lực để cùng nâng tầm giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy việc duy trì văn hóa của doanh nghiệp là điều khơng thể coi nhẹ.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là nhân tố vơ hình theo suốt chặng đường hình thành và phát triển của doanh nghiệp, duy trì văn hóa doanh là duy trì năng lượng, duy trì truyền thống, tiếp bước những thành cơng trong q khứ và tiếp tục phát huy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp sẽ là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp trong dài lâu, thống nhất trong mục tiêu tư tưởng để từ đó tạo động lực làm việc cho các thành viên góp phần tăng hiệu quả, chất lượng công việc. Đồng thời việc duy trì văn hóa doanh nghiệp cũng giống như việc duy trì thương hiệu riêng của doanh nghiệp và sản phẩm, kết tinh từ văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, văn hóa kinh doanh,...

2.2. Làm thế nào để duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp

Từ những nhân tố xây dựng doanh nghiệp trên, hình thành 4 yếu tố đóng vai trị quyết định trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp, đó là: tiêu chuẩn tuyển dụng, q trình hồ nhập vào doanh nghiệp, người lãnh đạo, ln giữ nhưng đặc trưng của văn hố doanh nghiệp

- Tiêu chuẩn tuyển dụng

Tiêu chuẩn tuyển dụng khơng chỉ là chọn ra những ứng viên có trình độ chun mơn và năng lực phù hợp với vị trí, nhiệm vụ mà cịn là tìm ra những ứng viên có lý tưởng, định hướng, tư tưởng phù hợp với mục tiêu và văn hóa của cơng ty. Bởi phải có sự đồn kết, thống nhất trong tập thể mới có thể thực hiện hóa mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp đó chính là con người.

Trong quá trình tuyển chọn thì bản thân các ứng viên cũng đã được cung cấp các thông tin về công ty. Những ứng cử viên ứng tuyển nếu thấy bản thân không phù hợp với cơng ty thì sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc thi. Quá trình tuyển dụng này cũng loại bỏ những ứng cử viên có khả năng gây xung đột với văn hố cơng ty.

Quá trình tuyển chọn Zappos là một ví dụ điển hình: Zappos là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới. Ngay những buổi

71

phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa cơng ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty của họ. Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp.

- Q trình hịa nhập vào doanh nghiệp

Khơng một cá nhân nào có thể phù hợp 100% với tổ chức, do đó q trình hịa nhập vào doanh nghiệp chính là q trình khiến nhân viên thích nghi, tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp. Đây cũng là một cách truyền bá văn hóa tổ chức cho những người lao động mới gia nhập tổ chức.

Giai đoạn trước khi vào công ty: Trước khi vào cơng ty nhân viên sẽ tìm

đến công ty với các thái độ, giá trị, kỳ vọng được hình thành trong bản thân họ về cả cơng việc lẫn văn hố cơng ty

Giai đoạn đối mặt với thực tế: Đây là giai đoạn ứng viên bắt đầu xem xét

những giá trị, kỳ vọng của họ có đúng với thực tế ở cơng ty hay khơng. Nếu kỳ vọng và thực tế mà khác biệt nhau thì những nhân viên mới phải trải qua quá trình hồ nhập để từ bỏ các giả thuyết ban đầu và thay vào đó là các giá trị, giả thuyết mà công ty thực sự cần và muốn ở người lao động. Ngược lại nếu phù hợp thì đây cũng được xem là một trong những yếu tố góp phần vào việc duy trì văn hố doanh nghiệp.

Giai đoạn biến đổi về chất: Đây là giai đoạn mà nhân viên mới phải giải

quyết tất cả những sự khác biệt ở giai đoạn đối đầu thực tế. Để làm được điều này họ phải thay đổi: làm chủ các kỹ năng công việc, thực hiện tốt vai trị mới của mình ở cơng ty.

Disneyland là một ví dụ: Tồn bộ nhân viên mới của Disneyland có hai ngày làm việc đầu tiên để nghe giảng và xem phim về việc công ty Disneyland mong đợi và kỳ vọng như thế nào về suy nghĩ và cách nhìn nhận của những nhân viên trong cơng ty. Giai đoạn hồ nhập có ý nghĩa quyết định nhất đối với những nhân viên mới vào công ty. Đây là giai đoạn mà công ty cần nỗ lực uốn nắn nhân viên mới vào thành những thành viên lòng cốt và vững vàng của tổ chức.

- Người lãnh đạo là yếu tố then chốt duy trì văn hố doanh nghiệp

Phẩm chất của người lãnh đạo chính là yếu tố then chốt trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp. Họ chính là người định hướng từ tầm nhìn, sứ mệnh, mục

72

tiêu của công ty. Các hành vi, cư xử và phong cách lãnh đạo, truyền cảm hứng của họ quyết định việc duy trì văn hóa của cơng ty. Carlos Ghosn là một nhà lãnh đạo kinh doanh thành công, người sử dụng nguyên tắc lãnh đạo dân chủ và được công nhận cho những thay đổi hoàn toàn vượt trội của Nissan trong năm 2000.

- Luôn giữ những đặc trưng của văn hố doanh nghiệp

Ln giữ vững những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều mà các thế hệ lãnh đạo cũng như nhân viên của doanh nghiệp cần phải thực hiện để duy trì văn hóa doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi biến động kinh tế như hiện nay. Để từ những giá trị đó ln phát huy những truyền thống của doanh nghiệp, tạo những thành tựu mới.

Duy trì văn hóa doanh nghiệp là việc mà mỗi doanh nghiệp cần phải đưa

lên hàng đầu, là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành cơng vững mạnh. Và con người chính là nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)