Tình hình nghiên cứu sản xuất vang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp sản xuất rượu vang từ dịch táo tây (Trang 35 - 37)

Ở Việt Nam nghành sản xuất rượu vang mới thực sự bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, được đánh dấu bằng sự hiện diện của vang mang nhãn hiệu Thăng Long trên thị trường nội địa và một thời gian sau đó vang Đà Lạt, vang Biên Hòa cũng xuất hiện. Sản phẩm của các công ty này cũng chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa và trở thành nước uống quen thuộc của nhiều gia đình.

Việt Nam bước vào kinh tế thị trường trong mấy năm gần đây thôi nhưng hình như thế giới có gì thì Việt Nam cũng có cái đó. Đặc biệt là các loại rượu vang nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam, đất nước của bia và rượu đế nay đang chứng kiến thay đổi thái độ đối với các loại đồ uống cao cấp của phương Tây như cocktail, rượu vang hay nước giải khát có men. Tuy giá một chai rượu vang vẫn còn đắt so với một thùng bia, thế nhưng đã có một số người Việt thuộc diện trung lưu đổi sở thích, chuyển sang uống rượu vang, mà họ cho là có lợi cho sức khỏe. Nói chung tình hình tiêu thụ rượu vang tại Việt Nam cũng như tại các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Hồng Kông là đang trên đà tăng trưởng. Trong hai năm gần đây nhu cầu tiêu thụ rượu vang tại Việt Nam là tương đối cao, đặc biệt là người Việt bao giờ cũng quan tâm đến sức khỏe.

Tại nhiều siêu thị lớn ở thành phố HCM, người ta bày bán cả vang trong nước và vang quốc tế. Trong khi bia chiếm vai trò bá chủ thì tình hình tiêu thụ rượu vang trong nước và ngoại quốc có vẻ ngang nhau.

Trong khi nhiều người Việt thích nhâm nhi chai rượu ngoại thì ngược lại một số người tiêu dùng tại Malaysia, hay Nhật Bản lại đến tiệm để mua rượu Việt Nam. Ông Lê Dũng từ công ty Thực Phẩm Lâm Đồng nói rằng hai nước này hiện đang là hai thị trường chủ yếu của vang Đà Lạt. Cạnh đó còn là một thị trường khá lớn trong nước mà công ty không thể bỏ qua. Điều đó chứng tỏ rằng vang Việt Nam đang dần được nâng cao chất lượng.

Theo hiệp hội rượu bia và nước giải khát Việt Nam, hiện nay trong nước có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất rượu vang, với số lượng mỗi năm khoảng 12,5 triệu lít. Các nhãn hiệu rượu vang trong nước đã quen thuộc với người dùng như vang Đà

Lạt của công ty thực phẩm Lâm Đồng , vang Thăng Long, Đông Đô. Đặc biệt trong những năm trở lại đây có nhiều nghiên cứu về rượu vang.[16]

Năm 2000, Lê Thị Bích Vân (Bến Tre) nghiên cứu và đưa sản phẩm rượu vang sơri ra thị trường nồng độ rượu 11,5%. Sản phẩm có bán rộng rãi trên thị trường và được thị trường chấp nhận.

Năm 2003, tiến sĩ Phạm Văn Sáng (Giám đốc sở khoa học và công nghệ Đồng Nai) đưa ra giải pháp để tận dụng phế liệu của quả dứa như cùi, mắt dứa... chiếm 30% trọng lượng quả dứa nhằm sản xuất ra rượu vang.

Năm 2004 Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huê, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây Nguyên), nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế thải chế biến bã ước cà phê. Từ đó đưa ra một quy trình sản xuất rượu vang từ vỏ quả cà phê. Rượu thành phẩm có mùi thơm cay, vị ngọt nhẹ, màu vàng sẫm, hơi đục, thơm dịu không có mùi nồng của vỏ cà phê.

Năm 2007, bộ môn Công nghệ sinh học (ĐH Bách khoa TP.HCM) đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất rượu vang từ trái điều. Với công nghệ này có thể làm ra hai loại rượu vang ngọt và chát, có mùi thơm nhẹ và hương vị đặc trưng của quả điều.

Thực tế sản xuất vang tại Việt Nam đã cho thấy rằng mặc dù nguồn nguyên liệu sản xuất rượu vang là rất phong phú vì tất cả các loại quả chứa đường, vitamine, protein, khoáng, acid và không chứa nhiều tanin thì sẽ lên men làm rượu vang được. Trong khi tại Việt Nam lại là một nước có khí hậu nhiệt đới bốn mùa luôn có hoa thơm quả ngọt.

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp sản xuất rượu vang từ dịch táo tây (Trang 35 - 37)