Thuyết X,Y của Douglas McGregor

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 35)

- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều

3. Trƣờng phái quản trị hành vi (tâm lý xã hội) 1 Thuyết quản trị của Mayo

3.2. Thuyết X,Y của Douglas McGregor

Douglas Mc Gregor (1906 - 1964): đã dành cả cuộc đời mình nghiên cứu

hành vi của con người trong tổ chức và đã đưa ra hai hệ thống giả thuyết trái ngược nhau về bản chất và quản lí con người, đó là thuyết X và thuyết Y.

 Thuyết X

- Người lao động vốn dĩ khơng thích làm việc và họ sẽ tránh việc nếu có thể được;

- Hầu hết mọi người phải bị ép buộc, kiểm tra, chỉ thị và đe dọa bằng hình phạt để thực hiện những mục tiêu của tổ chức; nghĩa là người quản lí phải sử dụng quyền lực tuyệt đối đối với người lao động bất cứ lúc nào và ở đâu;

32

- Hầu hết người lao động chỉ muốn an phận, ít tham vọng, làm việc thụ động, nên nhà quản lí phải chỉ dẫn cơng việc cho họ một cách tỉ mỉ.

 Thuyết Y

- Người lao động khơng phải là khơng thích làm việc và họ có thể cố gắng về thể lực và tinh thần trong công việc;

- Việc kiểm tra từ bên ngồi và đe dọa bằng hình phạt khơng phải là biện pháp duy nhất để tạo ra những nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tổ chức. Trong điều kiện nhà quản lí quan tâm đến mặt nhân văn của tổ chức, con người sẽ chủ động và tự giác trong việc thực hiện mục tiêu mà họ cam kết; khi đó họ khơng chỉ chấp nhận mà cịn tìm kiếm trách nhiệm của mình;

- Mức độ cam kết với các mục tiêu tỉ lệ với mức hưởng thụ gắn liền với thành tích của họ;

- Trí tuệ con người là khả năng tiềm tàng và mới chỉ được sử dụng một phần. Trí tưởng tượng, tài khéo léo và tính sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của tổ chức là khả năng rộng rãi trong quần chúng chứ khơng chỉ bó hẹp ở những nhà quản lí.

 Sự khác nhau giữa thuyết X và thuyết Y

Hai hệ thống giả thuyết này có sự khác nhau cơ bản về cách nhìn nhận và quản lí con người:

- Thuyết X cho rằng các nhu cầu có thứ bậc thấp hơn thường chế ngự các cá nhân. Thuyết Y cho rằng các nhu cầu có thứ bậc cao hơn chế ngự các cá nhân.

- Thuyết X tán thành cách tiếp cận bi quan, tiêu cực và biện pháp quản lí nghiêm khắc, cứng rắn đối với người lao động; đó là phương thức quản lí truyền thống, tập trung và chuyên quyền. Ngược lại, Thuyết Y là thuyết lạc quan, năng động và nhân bản hơn về bản chất và hành vi của người lao động. Thuyết Y đề cao tính dân chủ, chủ trương sử dụng "biện pháp tự chủ", tạo ra những điều kiện phù hợp để các thành viên trong tổ chức có thể đạt tới mục tiêu của chính mình một cách tốt nhất qua đó mục tiêu chung của tổ chức cũng đạt được.

Người quản lí phải giao phó cơng việc cho những người đáng tin cậy, thu hút họ tham gia vào việc ra quyết định, giao cho họ những cơng việc có tính thách thức, thúc đẩy họ làm việc với tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm đầy đủ. Có thể nói Thuyết Y là một bước tiến rất quan trọng trong tư tưởng quản lí

33

của McGregor. Ông cho rằng, hai thuyết X và Y mới chỉ là những giả thiết và suy luận trực giác mà thôi, không phải là những điều bắt buộc hoặc gợi ý cho các chiến lược quản lí, mà chúng cần phải được thử nghiệm trong thực tế.

Đa số các nhà quản lí và bản thân McGregor thì tin rằng các giả thuyết của thuyết Y hợp lí hơn thuyết X; và điều quan tâm của ông là thuyết Y được áp dụng trong quản lí các tổ chức và quản lí xã hội. Tuy nhiên khơng thể chỉ có một sự lựa chọn để áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Khi ủng hộ thuyết Y, vẫn có thể cần ứng xử theo thuyết X nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)