Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 51 - 52)

- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều

2. Môi trƣờng vĩ mô

2.2. Yếu tố chính trị pháp luật

Mơi trường chính trị và pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của của nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước. Có thể hình dung sự tác động của mơi trường chính trị và pháp luật đối với các tổ chức như sau:

- Luật pháp: Chính phủ đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ. Vấn đề đặt ra đối với các tổ chức là phải hiểu rõ tinh thần của pháp luật và chấp hành tốt những quy định của pháp luật.

- Chính phủ: Chính phủ có một vai trị to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các tổ chức, chính phủ vừa đóng vai trị là người kiểm sốt, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trị là khách hàng quan trọng đối với các tổ chức (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trị là một nhà cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức, chẳng hạn như: cung cấp các thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác...

- Các xu hướng chính trị và đối ngoại: Chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những biến động phức tạp trong mơi trường chính trị sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các tổ chức. Ví dụ: một quốc gia thường xun có xung đột, đường lối chính sách khơng nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với các tổ chức. Xu thế hồ bình, hợp tác, tơn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiện nay.

Đối với các hoạt động về quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, Chính phủ đóng vai trị khá quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa có thể hạn chế việc kinh doanh. Chính phủ có thể thúc đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các ngành công nghiệp được lựa chọn, ưu tiên về thuế trong những hoàn cảnh

50

nhất định, bảo vệ một vài ngành kinh doanh thông qua những biểu thuế suất đặc biệt, hay bằng cách trợ giúp việc nghiên cứu và triển khai.

Trong những ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước, thì các chính sách về thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗ và chính sách kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động về quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng ở mỗi doanh nghiệp đầu bị chi phối khơng trực tiếp thì gián tiếp từ các chính sách về thuế của nhà nước. Ví dụ như nếu các khoản thuế về lợi nhuận kinh doanh q cao, thì sự khuyến khích đi vào kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh sẽ có xu thế giảm xuống, và những nhà đầu tư sẽ tìm kiếm chỗ khác để họ đầu tư. Nếu các khoản thuế được đánh vào việc bán hàng, thì giá cả sẽ tăng lên và dân chúng sẽ có xu hướng mua ít đi, điều này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy công việc quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp cần phải chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật là một địi hỏi mang tính tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 51 - 52)