Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 63)

- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều

3. Môi trƣờng vi mô

3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Cần lưu ý là việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị trường thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.

Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh hưởng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm năng. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành.

- Mức độ hấp dẫn của ngành: phụ thuộc vào mức tăng trưởng thị trường, mức độ cạnh tranh hiện tại, hiệu quả kinh doanh của ngành…

- Các rào cản xâm nhập ngành: Michael Porter cho rằng có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu sau:

• Lợi thế kinh tế theo quy mơ: Nhờ có quy mơ lớn doanh nghiệp có thể thu được các khoản lợi nhuận tăng thêm nhờ sự tiết kiệm do việc sản xuất khối lượng lớn. Đây là yếu tố tạo rào cản hiệu quả đối với các đối thủ mới.

Sự khác biệt của sản phẩm: Yếu tố này xuất phát từ các sản phẩm có

tính khác biệt: về chất lượng, kiểu dáng, cung cách phục vụ, công tác quảng cáo hoặc tổ chức là một trong những người tiên phong trong ngành. Tính khác biệt này tạo nên rào cản xâm nhập, nó buộc đối thủ mới phải làm rất nhiều việc để có thể vượt qua được rào cản này.

61

• Các địi hỏi về vốn: Sự cần thiết phải đầu tư nguồn tài chính lớn để cạnh tranh cũng tạo nên các rào cản xâm nhập.

• Chi phí chuyển đổi: Là chi phí mà người mua phải trả cho việc thay đổi từ việc mua sản phẩm của người này sang việc mua sản phẩm của người khác, nghĩa là sự thay đổi về nguồn cung ứng.

Khả năng tiếp cận với kênh phân phối: Việc thuyết phục các hệ thống

phân phối đã làm việc với những đối thủ trên thị trường phân phối sản phẩm cho mình là điều hết sức khó khăn, thường địi hỏi những biện pháp giảm giá, chia sẻ chi phí về quảng cáo… Tất cả các biện pháp này sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Đôi khi các rào cản kiểu này cao đến nỗi các đối thủ mới xâm nhậpphải xây dựng một hệ thống phân phối hoàn toàn mới, việc làm này tốn kém nhiều thời gian và chi phí.

• Những bất lợi về chi phí khơng liên quan đến qui mơ: Những bất lợi này bao gồm: (1) Công nghệ sản phẩm thuộc quyền sở hữu; (2) Sự tiếp cận nguồn nguyên liệu thô thuận lợi; (3) Vị trí kinh doanh thuận lợi; (4) Sự trợ cấp của chính phủ nếu có thường dành vị trí ưu tiên cho các đối thủ hiện tại; (5) Đường cong kinh nghiệm. Không am hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ là một nguy cơ thực sự cho mọi hoạt động về quản trị kinh doanh ở các tổ chức. Nghiên cứu kỹ lưỡng và vạch ra các đối sách phù hợp ln là một địi hỏi khách quan cho các hoạt động quản trị ở mọi doanh nghiệp trước đây cũng như hiện nay và mãi về sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 63)