Các giải pháp quản trị bất trắc của môi trƣờng 1 Dùng đệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 72)

- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều

5. Các giải pháp quản trị bất trắc của môi trƣờng 1 Dùng đệm

5.1. Dùng đệm

Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do mơi trường gây ra, nhà quản trị có thể dùng đệm cho tổ chức chống với những ảnh hưởng mơi trường từ phía đầu vào hoặc đầu ra.

67

Ở phía đầu vào là tồn trữ vật tư để tránh những bất trắc do sự biến động giá cả; thực hiện bảo trì phịng ngừa là thay thế những chi tiết đã tính trước hay đến kỳ hạn bảo trì, giống như ta đem xe đi kiểm tra định kỳ và làm dịch vụ dự phòng để tránh chi tiêu khi xe hư hỏng bất ngờ, hay tuyển và huấn luyện nhân viên mới, để tránh những biến động về nhu cầu nhân viên của doanh nghiệp.

Cách dùng đệm ở đầu ra không được phong phú như ở đầu vào. Trường hợp đáng kể nhất là dùng những bản kiểm kê. Nếu một tổ chức có thể tạo ra được những sản phẩm đem kiểm kê mà khơng hư hỏng thì cơng ty đạt được hiệu suất cao, sản xuất hàng hoá với tốc độ bất biến dù rằng có những dao động của nhu cầu. Chẳng hạn như nhà sản xuất đồ chơi chỉ phân phối hàng cho những cửa hàng bán lẻ vào mùa thu để bán vào dịp trung thu. Dỉ nhiên, đồ chơi được sản xuất suốt năm, tồn kho và phân phối vào mùa thu.

5.2. San bằng

Là biện pháp chia đều ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp. Ví dụ các cơng ty điện thoại có giờ cao điểm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều của ngày làm việc vì giới kinh doanh sử dụng và cơng ty điện thoại phải có đủ thiết bị để đáp ứng nhu cầu đó, nhưng vào những giờ khác thì thiết bị lại ít hoặc khơng được dùng tới. Họ giải quyết bằng cách tính giá cao nhất vào giờ cao điểm và giá rẻ vào những giờ khác. Các cửa hiệu bán quần áo, thường có doanh số bán thấp nhất vào dịp nghỉ hè, thực hiện bán giảm giá vào thời điểm đó.

5.3. Tiên đốn

Là khả năng đốn trước những biến chuyển của mơi trường và những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức. Tuỳ theo khả năng tiên đoán được những dao động của mơi trường mà nhà quản trị có thể giảm bớt được những bất trắc. Thí dụ một người kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phải tiên đoán những biến đổi về nhu cầu để có thể có điều chỉnh kế hoạch xây dựng hầu đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

5.4. Hợp đồng

Nhà quản trị có thể dùng hợp đồng để giảm bớt bất trắc ở phía đầu vào cũng như đầu ra. Chẳng hạn như ký hợp đồng mua bán vật tư và nguyên liệu một cách dài hạn, thí dụ như trường hợp công ty hàng không ký hợp đồng với

68

các công ty xăng dầu hoặc các nhà chế biến thực phẩm ký hợp đồng với những nhà cung cấp ngũ cốc. Nhờ đó các cơng ty trên tránh được những bất trắc do biến động giá cả hoặc tạo nguồn tiêu thụ ổn định cho các nhà cung ứng.

5.5. Kết nạp

Thu hút những cá nhân hay những tổ chức có thể là những mối đe doạ từ mơi trường cho tổ chức của họ. Chẳng hạn có một doanh nghiệp bị những nhóm tiêu thụ cơng kích, đã mời một vài nhân vật trội nhất của nhóm vào hội đồng quản trị của họ. Dỉ nhiên, những người được mời tham dự sẽ không thể nào cơng kích những quyết định mà chính họ tham gia làm ra. Những nhà quản trị các cơng ty có khó khăn về tài chính cũng thường mời ngân hàng vào trong hội đồng quản trị của họ, để dễ tiếp cận với thị trường tiền tệ.

5.6. Liên kết

Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một hành động chung. Cách giải quyết này bao gồm những chiến thuật như thoả thuận phân chia thị trường, định giá, phân chia lãnh thổ địa lý, hợp nhất, hoạt động chung và điều khiển chung. Những thoả thuận có đi có lại, khơng viết ra, đơi khi bất hợp pháp và những giải quyết nhân nhượng có thể ổn định mơi trường bất trắc.

5.7. Qua trung gian

Nhà quản trị có thể sử dụng cá nhân hay tổ chức khác để giúp họ hoàn thành những kết quả thuận lợi. Cách thường dùng là vận động hành lang để tìm kiếm những quyết định thuận lợi cho công việc của tổ chức.

5.8. Quảng cáo

Là phương tiện quen thuộc nhất mà các tổ chức sử dụng để quản trị môi

trường. Những nhà quản trị tạo được những khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ của họ với những công ty khác trong ý thức của khách hàng thì có thể ổn định được thị trường của họ và giảm thiểu bất trắc.

TĨM LƢỢC

Mơi trường của một tổ chức là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên ngồi tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Môi trường chia thành 2 cấp độ là mơi truờng bên

69

ngồi và môi trường bên trong. Mơi trường bên ngồi được chia thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh hay môi trường ngành). Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tự nhiên và kỹ thuật công nghệ.

Môi trường vi mô nghiên cứu 5 yếu tố tạo áp lực cạnh tranh gồm: đe doạ của những người muốn gia nhập ngành, cường độ cạnh tranh giữa những tổ chức hiện hữu trong ngành, sức mạnh đàm phán của người cung cấp, sức mạnh đàm phán của người mua, đe doạ của sản phẩm thay thế.

Môi trường bên trong tức môi trường nội bộ nghiên cứu về dây chuyền giá trị với những hoạt động được gắn trực tiếp và hỗ trợ với các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Các hoạt động trực tiếp này bao gồm các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ. Các hoạt động hỗ trợ gồm các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua, và cấu trúc hạ tầng của tổ chức.

Việc nghiên cứu mơi trường bên ngồi giúp cho chúng ta nhận thức về những cơ hội và đe dọa có thể gặp phải cũng như định hình vị thế cạnh tranh trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Nghiên cứu môi trường nội bộ sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức.

Có nhiều cách tiếp cận mơi trường quản trị, như tiếp cận theo phạm vi tác dụng hay theo mức độ phức tạp của môi trường.

Để giải quyết được những bất trắc do môi trường gây ra, chúng ta có thể sử dụng một hoặc kết hợp 8 giải pháp là: dùng đệm, san bằng, tiên đoán, hợp đồng, kết nạp, liên kết, qua trung gian, và quảng cáo.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao việc phân tích mơi trường lại quan trọng đối với nhà quản trị?

2. Phân tích tác động của mơi trường vi mơ đến hiệu quả quản trị. Ví dụ minh họa.

3. Trong những yếu tố môi trường ngành, theo bạn yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động quản trị. Cho ví dụ minh họa.

70

CHƢƠNG 4: QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ Mã chƣơng: MH09 - 04 Mã chƣơng: MH09 - 04

Giới thiệu:

Việc ra quyết định là một trong các hoạt động quan trọng của quản trị và là khâu chủ yếu của cơng nghệ quản trị, nó quyết định tính chất đúng đắn hoặc khơng đúng đắn trong tồn bộ sự hoạt động của cả hệ thống. Quyết định quản trị liên quan mật thiết tới vai trị nhà quản trị và uy tín của hệ thống phải thực hiện quyết định đó, kể cả mặt sản xuất, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, tất cả các quyết định đều có ảnh hưởng, dù lớn hay nhỏ, đến kết quả hoạt động của của tổ chức. Vì sự sống còn của các tổ chức, những nhà quản trị cần phải phát triển được những kỹ năng ra quyết định.

Chức năng quyết định được coi là trung tâm vì nó được thể hiện ở mọi giai đoạn và mọi lĩnh vực của quản trị, thể hiện hành động cuối cùng của q trình hình thành phương án quản trị, nó quyết định trước kết quả thực tế của sản xuất - kinh doanh.

Mục tiêu:

Đọc xong chương này người học có thể:

1. Biết được khái niệm về quyết định, phân loại quyết định, quy trình ra quyết định và các phương pháp để ra quyết định hiệu quả.

2. Có khả năng ra quyết định cho các tình huống trong quản trị.

3. Xác định được những thuận lợi và bất lợi của việc ra quyết định theo nhóm. Biết những kỹ thuật nhằm cải tiến việc làm quyết định theo nhóm.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 72)