Các chức năng của quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 74 - 75)

- Max Weber (1864 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều

1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định quản trị Khái niệm

1.2. Các chức năng của quyết định quản trị

Quyết định là trái tim của mọi hoạt động quản trị nó cần phải thực hiện được những chức năng chủ yếu sau:

- Lựa chọn phương án tối ưu. - Định hướng.

- Bảo đảm các yếu tố thực hiện. - Phối hợp hành động.

- Chức năng động viên, cưỡng bức.

- Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện. - Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh. - Bảo đảm tính hiệu lực.

- Bảo mật.

Mục tiêu của các quyết định:

Thông thường mục tiêu được hiểu là cái đích để nhắm vào hay cần đạt tới để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy mục tiêu của các quyết định là những đích cần đạt được trong các quyết định về quản trị. Trong thực tế chúng ta cũng thường gặp thuật ngữ mục đích của các quyết định? Vậy mục đích là gì? Quan hệ nó với

73

mục tiêu ra sao. Người ta thường cho rằng mục đích là cái đích cuối cùng cần phải đạt được trong các quyết định quản trị và mục tiêu là những cái đích cụ thể cần đạt để đạt được mục đích cuối cùng.

Sự cần thiết khách quan của mục tiêu là ở chỗ không thể ra quyết định quản trị mà khơng có mục tiêu, vì mục tiêu là một lĩnh vực hoạt động tất yếu, là cơ sở, là điểm xuất phát của mọi hoạt động quản trị khác.

Mục tiêu có vai trị quan trọng trong việc ra quyết định quản trị ở chỗ nó có tính định hướng cho các hoạt động, là cơ sở để đánh giá các phương án, các quyết định, và là căn cứ để đề ra các quyết định quản trị.

Xác định đúng đắn mục tiêu trong việc ra quyết định quản trị là một yêu cầu hết sức quan trọng, cần phải giải quyết vấn đề xác định mục tiêu như thế nào cho khoa học nhất. Dưới đây là những cơ sở khoa học chủ yếu:

- Những vấn đề cốt lõi cần giải quyết khi phải ra quyết định là gì?

- Hoàn cảnh cụ thể ở bên trong và bên ngoài của mỗi đơn vị trong khi giải quyết các tình huống phải ra quyết định;

- Tình thế trước mắt cũng như lâu dài đối với mỗi tổ chức khi thực hiện các quyết định đã được lựa chọn;

- Đòi hỏi của việc sử dụng các qui luật khách quan trong lĩnh vực ra quyết định và thực hiện các quyết định quản trị.

- Khả năng tổ chức thực hiện các quyết định của những người thừa hành. Sự tồn tại của các cơ sở khoa học là khách quan, tuy nhiên việc nhận thức chúng cho đúng khơng phải là chuyện dễ dàng. Do đó nâng cao trình độ và cung cấp điều kiện cùng những phương tiện hiện đại cho những người tham gia lựa chọn và quyết định mục tiêu trong việc ra quyết định là điều hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 74 - 75)