CHƢƠNG 2 : MÔI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
3. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ
3.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trƣờng kinh tế
Mỗi quốc gia có trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và năng suất khác nhau. Vì vậy, để đánh giá đƣợc một cách đúng đắn mức độ thu hút kinh doanh nƣớc ngoài của một quốc gia để đƣa ra quyết định kinh doanh tại quốc gia đó phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản lý trong việc nhận biết đƣợc bản chất của một nền kinh tế và triển vọng kinh doanh tại đó.
Khi một doanh nghiệp muốn hoạt động tại một quốc gia khác, doanh nghiệp đó phải tìm hiểu về phúc lợi xã hội, tính ổn định, thu nhập và tỉ lệ nghèo của quốc gia đó. Ngồi ra, do bản chất dễ thay đổi của các thể chế chính trị và các hoạt động kinh tế, nên các doanh nghiệp còn cần phải quan tâm tới các yếu tố khác nữa. Ngoài việc đánh giá nền kinh tế của quốc gia dự kiến sẽ hoạt động kinh doanh tại đó, họ cũng cần phải tìm hiểu về các nền kinh tế khác. Tồn cầu hóa đã và đang kết nối các đất nƣớc lại với nhau theo nhiều cách, khiến cho sự thay đổi của một nƣớc có thể kéo theo sự thay đổi ở một loạt nơi khác. Các cơng ty cịn phải nắm bắt đƣợc các biến động xảy ra tại nơi mà đối thủ cạnh tranh của họ đang hoạt động.
Bên cạnh tốc độ khác nhau ở từng quốc gia, môi trƣờng kinh doanh của mỗi nƣớc cũng khác nhau trên toàn thế giới. Chính sách có thể cho thấy rõ mục tiêu của một chính phủ, cũng nhƣ những cơng cụ kinh tế và sự cải cách của một nền kinh tế. Vì vậy, cần xem xét đến quy trình phát triển kinh tế và chuyển dịch thị trƣờng.
17
Phát triển kinh tế là mối quan tâm chung của từng cá nhân, các nhà kinh doanh, những nhà hoạch định chính sách và các tổ chức. Sự thành cơng của xu thế mở cửu nền kinh tế trƣớc nền kinh tế tập trung đã khiến các nƣớc đƣa ra các chƣơng trình phát triển đầy tham vọng.
Tác động của những biến động về kinh tế rất phong phú. Một số biến động tác động trực tiếp và rõ ràng với các môi trƣờng kinh doanh, các doanh nghiệp hay các đối thủ của họ nhƣ khủng hoảng kinh tế. Một số khác lại gây ra ảnh hƣởng không rõ ràng lên hoạt động và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, nhƣ việc xuất hiện những liên kết kinh tế khu vực… Nắm đƣợc môi trƣờng kinh tế của một đất nƣớc sẽ giúp các nhà quản lý nhận biết đƣợc chính xác sự phát triển và các xu hƣớng kinh doanh đã và sẽ có thể ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến doanh nghiệp của họ.
3.2. Phân tích mơi trƣờng kinh tế
Có hai trở ngại chính trong việc đánh giá tình hình kinh tế của tất cả các nƣớc:
Rất khó có thể đƣa ra tập hợp những chỉ số kinh tế chung để đánh giá chính xác nền kinh tế hay dự đốn tiềm năng của một quốc gia.
Trong quá trình xác định các chỉ số chung sẽ nảy sinh những khó khăn trong việc xác định mối quan hệ giữa các chỉ số này với những yếu tố khác của nền kinh tế.
Các yếu tố quan trọng nhất của môi trƣờng kinh tế là: thu thập, sức mua, hình thức và quy mơ cũng nhƣ độ mở của thị trƣờng.
3.3. Các chỉ số đánh giá mơi trƣờng kinh tế
Có nhiều chỉ số kinh tế đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu năng và tiềm năng của nền kinh tế một đất nƣớc.
3.3.1. Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nƣớc và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (nhƣ tiền thuê, lợi nhuận, thu nhập nhân cơng) từ nƣớc ngồi trong vòng 1 năm.
Sức mua tƣơng đƣơng (Purchasing Power Parity – PPP):
PPP là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối lƣợng hàng hóa, dịch vụ trong thị trƣờng nội địa của một nƣớc khác.
18
GNI, PPP… quá tập trung vào tăng trƣởng chỉ dựa trên các chỉ báo về tiền tệ mà bỏ qua tầm vóc và phạm vi của mức độ phát triển.
Chỉ số phát triển con ngƣời bao gồm chỉ báo về sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thƣớc đo toàn diện về phát triển kinh tế.
Chỉ số phát triển con ngƣời của Liên Hiệp Quốc:
Chỉ số HDI đo lƣờng thành tựu trung bình của một nƣớc ở 3 phƣơng diện: - Tuổi thọ, tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra.
- Kiến thức, tính theo tỉ lệ ngƣời trƣởng thành biết chữ và đƣợc giáo dục
cơ bản, cấp 2, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn.
- Mức sống, đo lƣờng bằng GNI đầu ngƣời theo PPP bằng USD.
3.3.2. Một số chỉ tiêu khác:
Chỉ số phát triển giới: điều chỉnh bất bình đẳng giới, đo lƣờng mức bất
bình đẳng giữa nam và nữ về tuổi đời, sức khỏe, học thức và mức sống.
Chỉ số bình đẳng giới (Gender Empowerment): đánh giá cơ hội phụ nữ
ở một nƣớc bằng cách xem xét sự bất bình đẳng trong việc tham gia chính trị và ra quyết định, tham gia kinh tế và quyền kiểm soát đối với các tài nguyên kinh tế.
Chỉ số nghèo đói (Human Poverty): ƣớc lƣợng mức sống của một nƣớc
bằng cách đo lƣờng sự nghèo đói và rào cản cho việc lựa chọn, cơ hội để sống nhƣ ngƣời ta muốn.
3.3.3. Các chỉ số kinh tế khác
Lạm phát
Lạm phát đƣợc tính bằng cách so sánh mức tăng chi phí của cùng một giỏ hàng hóa ở hai thời điểm khác nhau. Theo quan điểm kinh tế học, lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung – nói cách khác là quá nhiều ngƣời cố gắng mua q ít hàng hóa, dẫn đến tăng giá nhanh hơn tăng trƣởng kinh tế.
- Lạm phát và chi phí sinh hoạt: Lạm phát tác động mạnh đến chi phí sinh
hoạt. Giá cả tăng làm cho ngƣời tiêu dùng khó mua hàng hơn, trừ khi thu nhập của họ cũng tăng ở mức bằng hoặc hơn lạm phát.
- Hậu quả của lạm phát kinh niên: Lạm phát hoặc siêu lạm phát kinh niên
gây nhiều khó khăn cho các cơng ty. Kể cả họ và khách hàng đều khơng thể có các kế hoạch đầu tƣ dài hạn.
- Chỉ số giá và các vấn đề trong đo lường lạm phát: Mỗi quốc gia sẽ có
19
Thất nghiệp
Thất nghiệp là số nhân cơng muốn làm việc nhƣng khơng tìm đƣợc việc. Tỉ lệ thất nghiệp là lƣợng nhân cơng thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm có trả lƣơng chia cho tổng lực lƣợng lao động. Những quốc gia không thể tạo đƣợc việc làm cho công dân sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh rủi ro. Thất nghiệp sẽ làm suy giảm tăng trƣởng kinh tế, tạo áp lực xã hội cũng nhƣ bất ổn chính trị. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cho thấy đất nƣớc đó có sử dụng nhân lực hiệu quả hay khơng.
Chỉ số nghèo khổ (misery index), là tổng của tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Tổng này càng cao thì mức độ tồi tệ của nền kinh tế càng lớn, ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp càng ngại tiêu dùng và đầu tƣ.
Nợ
Nợ là tổng lƣợng cam kết tài chính của chính phủ, bao gồm lƣợng tiền nhà nƣớc mƣợn từ dân chúng, từ các tổ chức nƣớc ngồi, các chính phủ khác, hoặc từ các định chế quốc tế. Tổng nợ càng lớn thì nền kinh tế đất nƣớc càng bất ổn. Trong hiện tại, nợ làm phát sinh chi phí trả lãi, làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ cho sản xuất và trong tƣơng lai, do dân chúng lo lắng về khả năng thanh tốn nợ của chính phủ.
Đói nghèo
Đói nghèo là tình trạng trong đó một ngƣời hay một cộng đồng bị tƣớc đoạt hay thiếu thốn những phƣơng tiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu. Những phƣơng tiện này có thể là những nguồn lực vật chất duy trì sự sống nhƣ thức ăn, nƣớc uống an toàn, và nơi cƣ trú. Cũng có thể đó là những nguồn lực xã hội nhƣ tiếp cận thơng tin, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và địa vị xã hội hoặc cơ hội tạo dựng và phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa với những cá nhân khác trong xã hội.
Tình trạng đói nghèo sẽ gây ảnh hƣởng đến mơi trƣờng kinh tế. Tình trạng này sẽ gây quan ngại cho các cơng ty nƣớc ngồi khi tìm địa điểm để kinh doanh. Tại các quốc gia có mức độ nghèo đói cao, cơ chế thị trƣờng có thể khơng tồn tại, cơ sở hạ tầng của quốc gia rất yếu kém, tội phạm lan tràn và các chính phủ thƣờng bất lực trong việc chỉnh đốn xã hội hay đề ra các chính sách kinh tế đúng đắn.
Chi phí lao động
Đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ, chi phí lao động là yếu tố chủ chốt trong tổng chi phí sản xuất. Các cơng ty lùng sục mọi nơi trên thế giới để tìm
20
phƣơng án tốt nhất cho vấn đề về sự khác biệt giữa các nƣớc có chi phí thấp với các nƣớc có chi phí cao.
Năng suất lao động
Năng suất lao động là số lƣợng sản phẩm, dịch vụ một ngƣời sản xuất ra trong một giờ.
Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (Balance of Payment – BOP) của một nƣớc đƣợc
coi là báo cáo giao dịch quốc tế của nƣớc đó, là báo cáo về cán cân thƣơng mại và giao dịch tài chính mà các cá nhân, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ ở một nƣớc thực hiện với các nƣớc khác trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm).
Cán cân thanh tốn có 2 hạng mục tài khoản chính:
- Cán cân thƣơng mại, ghi chép mọi hoạt động thƣơng mại hàng hóa
- Cán cân vốn ghi lại tất cả những khoản cho ngƣời nƣớc ngoài và dân chúng vay.
Bằng cách so sánh các giao dịch của một quốc gia với các nƣớc khác, cán cân thanh tốn ƣớc tính sự ổn định về tài chính của nƣớc đó trên thị trƣờng thế giới.
Sự thay đổi của cán cân thanh toán sẽ tác động đến chiến lƣợc của một công ty và các hoạt động kinh tế và chính sách của chính phủ.
3.4. Bài tập thảo luận về môi trƣờng kinh tế giữa các quốc gia
Những chỉ số kinh tế nào của một quốc gia mà doanh nghiệp cần quan tâm khi tham gia kinh doanh quốc tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2
1. Những thành phần quan trọng trong mơi trƣờng văn hóa của một quốc gia?
2. Cho ví dụ về sự khác biệt về môi trƣờng pháp lý của 2 quốc gia bất kỳ. 3. Tầm quan trọng của môi trƣờng kinh tế.
21
CHƢƠNG 3
MÔI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ TOÀN CẦU Mã chƣơng CKT212-03
Giới thiệu:
Thƣơng mại luôn đƣợc coi là một trong những động lực của phát triển kinh tế. Xu hƣớng mở cửa, tự do hoá thƣơng mại đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới ủng hộ. Cùng với thƣơng mại quốc tế, hoạt động đầu tƣ quốc tế có vai trị mạnh mẽ trong việc liên kết kinh tế tồn cầu.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày các nội dung liên quan đến thƣơng mại quốc tế + Trình bày các hình thức đầu tƣ quốc tế
+ Phân tích lợi ích của từng hình thức đầu tƣ quốc tế - Kỹ năng: So sánh các hình thức kinh doanh quốc tế
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập, phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài
1. MƠI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI TỒN CẦU 1.1. Lợi ích từ thƣơng mại quốc tế
Thƣơng mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Đó là hoạt động mua bán, hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ vƣợt ra khỏi biên giới các quốc gia. Thƣơng mại quốc tế mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trên tồn thế giới. Nhờ có thƣơng mại quốc tế mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho thị trƣờng nội địa mà cho cả thị trƣờng nƣớc ngoài. Thƣơng mại quốc tế mang lại cho ngƣời tiêu dùng tại các nƣớc sự lựa chọn đa dạng hơn về hàng hóa và dịch vụ.
1.2. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động TMQT
1.2.1. Các căn cứ cho sự can thiệp của chính phủ vào thƣơng mại quốc tế
Bảo vệ việc làm và các ngành sản xuất trong nước: Sự can thiệp của
chính phủ vào thƣơng mại quốc tế là sự cần thiết của việc bảo vệ việc làm và các ngành sản xuất trong nƣớc khỏi sự cạnh tranh khơng bình đẳng từ nƣớc ngồi.
22
Bảo vệ an ninh quốc gia: Cần thiết phải bảo vệ các ngành sản xuất đƣợc
xem là thiết yếu đối với an ninh quốc gia của mình.
Trã đũa thương mại: Chính phủ nên sử dụng những cảnh báo can thiệp vào chính sách thƣơng mại nhƣ là một cơng cụ mặc cả nhằm giúp mở rộng thị trƣờng nƣớc ngồi.
Bảo vệ người tiêu dùng: Nhiều chính phủ từ lâu đã đặt ra những quy định
nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng khỏi những sản phẩm khơng an tồn. Tác động gián tiếp của những quy định nhƣ vậy thƣờng là hạn chế hoặc cấm việc nhập khẩu các sản phẩm nhƣ vậy.
Đẩy mạnh các mục tiêu trong chính sách đối ngoại: Các chính phủ đơi khi sử dụng chính sách thƣơng mại để hỗ trợ cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình. Một chính phủ có thể cho một nƣớc khác hƣởng các quy chế thƣơng mại ƣu đãi nếu muốn tăng cƣờng quan hệ với nƣớc đó. Chính sách thƣơng mại cũng đƣợc sử dụng để gây sức ép hoặc trừng phạt.
1.2.2. Các cơng cụ chính sách chính phủ sử dụng can thiệp đến hoạt động thƣơng mại thƣơng mại
Các chính phủ thƣờng sử dụng bảy cơng cụ chính sách để can thiệp đến hoạt động thƣơng mại, đó là: thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER), yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, các biện pháp hành chính và thuế chống bán phá giá. Thuế quan là công cụ truyền thống nhất của chính sách thƣơng mại.
1.2.2.1. Thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh lên hàng nhập khẩu (hoặc xuất khẩu). Thuế quan có hai loại: Thuế đặc định (thuế theo lƣợng – specific tariff) đƣợc tính bằng một khoản cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu (ví dụ 3 USD đối với mỗi thùng dầu thơ); Thuế theo giá trị (Advalorem tariff) đƣợc tính theo tỷ lệ dựa trên giá trị của hàng nhập khẩu. Trong hầu hết các trƣờng hợp, thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nƣớc khỏi sự cạnh tranh từ nƣớc ngoài bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên thuế quan cũng mang lại nguồn thu cho chính phủ.
Tác động của thuế quan đối với hàng nhập khẩu: Thuế quan phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất trong nƣớc và khơng có lợi cho ngƣời tiêu dùng. Trong khi thuế quan bảo vệ ngƣời sản xuất khỏi các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngồi, thì hạn chế về lƣợng cung cũng đồng thời làm tăng giá cả trong nƣớc.
23
Thuế nhập khẩu làm giảm hiệu quả tổng thể của tồn bộ nền kinh tế bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các cơng ty nội địa sản xuất những sản phẩm mà theo lý thuyết có thể đƣợc sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nƣớc ngoài. Kết quả dẫn đến các nguồn lực không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả.
Đôi khi thuế quan cũng đƣợc đánh lên hàng xuất khẩu của một nƣớc tuy nhiên thuế xuất khẩu rất ít đƣợc sử dụng so với thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu có hai mục tiêu: đầu tiên là để mang lại nguồn thu cho ngân sách chính phủ, và thứ hai là để giảm khối lƣợng xuất khẩu của một ngành, thƣờng vì các lý do chính trị.
1.2.2.2. Trợ cấp
Trợ cấp là khoản tiền mà chính phủ trả cho nhà sản xuất trong nƣớc. Các