LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ ĐỂ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 4 : CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

2. LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ ĐỂ KINH DOANH

Quá trình lựa chọn thị trƣờng kinh doanh nƣớc ngồi địi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng thích hợp để lựa chọn đƣợc những thị trƣờng mục tiêu tiềm năng với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất. Quá trình nghiên cứu, lựa chọn thị trƣờng/địa điểm kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp bao gồm 4 bƣớc sau đây:

2.1. Xác định mức độ hấp dẫn cơ bản của thị trƣờng

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh thu, tiếp cận các nguồn lực mới… Vì vậy, bƣớc đầu tiên của q trình lựa chọn thị trƣờng nƣớc ngồi là đánh giá nhu cầu của thị trƣờng đó về sản phẩm của doanh nghiệp, xem xét mức độ sẵn có của nguồn lực trong trƣờng hợp doanh nghiệp dự định tổ chức sản xuất hoặc thực hiện các hoạt động khác.

2.2. Xác định nhu cầu cơ bản

Thông thƣờng các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải xác định trƣớc những mặt hàng mà họ có thể kinh doanh trên thị trƣờng nƣớc ngồi. Cơng việc đầu tiên họ phải làm là xem thị trƣờng đó có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp khơng. Nếu có thì mới tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về môi trƣờng kinh doanh ở các thị trƣờng đó. Các quốc gia có thể cấm kinh doanh hoặc tiêu dùng một số mặt hàng nhất định, khi đó khơng một doanh nghiệp nào có thể thâm nhập đƣợc vào các quốc gia đó. Nhu cầu về sản phẩm cịn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình tự nhiên của quốc gia.

Ví dụ nhƣ các nƣớc theo đạo Hồi cấm nhập khẩu các sản phẩm rƣợu. Kinh doanh các loại quần áo ấm ở những nƣớc nhƣ Thái Lan là điều không thực tế.

52

2.3. Xác định mức độ sẵn có của các nguồn lực

Khi có ý định thực hiện dự án kinh doanh ở nƣớc ngoài các doanh nghiệp cần xem xét khả năng huy động các nguồn lực cho dự án. Các nguồn lực có thể sẵn có tại nƣớc sở tại, hoặc đƣợc nhập khẩu từ quốc gia khác. Việc nhập khẩu có thể gặp phải nhiều rào cản, nên các doanh nghiệp phải dự tính thêm những chi phí bổ sung để đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết cho hoạt động.

Lao động là một trong các nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải quan tâm cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định lựa chọn một thị trƣờng nào đó. Nhiều doanh nghiệp quyết định tổ chức kinh doanh ở những quốc gia có chi phí tiền cơng thấp hơn ở trong nƣớc. Điều này phù hợp với những sản phẩm sử dụng nhiều lao động, hoặc chi phí nhân cơng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. Tiếp cận các nguồn tài chính với chi phí thấp sẽ giúp các doanh nghiệp có động lực mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy, cần xem xét khả năng cung ứng vốn và chi phí vay mƣợn ở thị trƣờng nƣớc ngồi nếu doanh nghiệp có ý định tổ chức sản xuất ở đó. Nếu tỷ lệ lãi suất ở nƣớc ngoài quá cao, doanh nghiệp sẽ buộc phải huy động tài chính ở trong nƣớc hoặc ở một thị trƣờng khác có chi phí thấp hơn.

Các thị trƣờng khơng đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản trên đây đƣợc loại trừ khỏi danh sách, không thực hiện các bƣớc nghiên cứu tiếp theo.

2.4. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh quốc gia

Môi trƣờng kinh doanh quốc gia là chủ đề đã đƣợc giới thiệu trong Chƣơng 2. Môi trƣờng kinh doanh ở các quốc gia ln có sự khác biệt lớn, địi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đánh giá cẩn thận trƣớc khi đƣa ra các quyết định thâm nhập.

2.4.1. Các yếu tố văn hoá

Sự tƣơng đồng về văn hóa giữa một số nƣớc dẫn đến việc một số sản phẩm có thể bán ở một vài thị trƣờng mà khơng cần thay đổi (ví dụ nhƣ thuốc đánh răng, nƣớc giải khát). Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều sản phẩm khác lại phải đƣợc thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trƣờng.

Văn hoá ảnh hƣởng đến việc lựa chọn chủng loại và cách thức phân phối sản phẩm. Các nhà kinh doanh phải xác định xem yếu tố văn hoá ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp đáp ứng.

Ví dụ: Coca Cola đã thực hiện một chiến dịch marketing ở Trung Quốc với mục đích giúp ngƣời tiêu dùng thích ứng với mùi vị nƣớc giải khát Coke.

53

Văn hố cũng có thể ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh. Khi cần phải điều chỉnh sản phẩm vì các lý do văn hoá, doanh nghiệp buộc phải quyết định xây dựng cơ sở sản xuất trên thị trƣờng mục tiêu.

Đội ngũ lao động ở nƣớc sở tại đƣợc đào tạo tốt, có ý thức kỷ luật lao động cao sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

2.4.2. Các yếu tố chính trị và luật pháp 2.4.2.1. Các quy định của Chính phủ 2.4.2.1. Các quy định của Chính phủ

Các chính phủ có thể tạo ra các rào cản đầu tƣ để bảo vệ các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp trong nƣớc, giới hạn sự cạnh tranh của các công ty quốc tế trong một số ngành nhất định nhƣ du lịch, sản xuất thiết bị quân sự, sản xuất nhôm và thép, sản xuất ô tô, sản xuất máy bay, khai thác năng lƣợng vì mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia.

Để đảm bảo khả năng trang trải ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, chính phủ có thể hạn chế các cơng ty quốc tế chuyển lợi nhuận về nƣớc, nhằm buộc các công ty này giữ ngoại tệ ở nƣớc sở tại, hoặc tái đầu tƣ vào các dự án mới tại đây.

Chính phủ có thể đƣa ra các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp phải cam kết bảo vệ môi trƣờng, lắp đặt các thiết bị chống ô nhiễm môi trƣờng, hệ thống xử lý chất thải.

2.4.2.2. Bộ máy hành chính

Bộ máy hành chính vận hành một cách linh hoạt, thơng suốt thì sẽ tạo sự hấp dẫn của thị trƣờng/địa điểm. Ngƣợc lại, nếu bộ máy hành chính cồng kềnh, hoạt động khơng hiệu quả thì mơi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu cơ hội trên một thị trƣờng nào đó đủ lớn để bù đắp những chi phí hành chính phát sinh thì doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn thâm nhập thị trƣờng đó.

Ví dụ: cơ hội đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên thị trƣờng Trung Quốc là rất lớn, bất chấp khn khổ pháp lý cịn chƣa rõ ràng và bộ máy hành chính cịn nặng quan liêu.

2.4.2.3. Sự ổn định chính trị

Mơi trƣờng kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào cũng chịu sự tác động nhất định của rủi ro chính trị – khả năng những biến động chính trị tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa thị trƣờng của doanh

54

nghiệp xuất khẩu, cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp đầu tƣ, hoặc khả năng chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp về nƣớc. Để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro chính trị, các doanh nghiệp cần thƣờng xuyên rà sốt, dự đốn những sự kiện chính trị có thể tác động đến hoạt động của mình.

2.4.3. Yếu tố kinh tế và tài chính

Các nhà kinh doanh phải phân tích tỷ mỷ các chính sách kinh tế trƣớc khi quyết định lựa chọn một thị trƣờng và địa điểm mới nào đó để hoạt động. Các chính sách tiền tệ và tài khố kém hiệu quả có thể là mầm mống dẫn đến lạm phát cao, gia tăng thâm hụt ngân sách, giảm giá nội tệ, giảm năng suất lao động… Tỷ giá biến động mạnh sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tính tốn quy mơ đầu tƣ hợp lý, cũng nhƣ trong việc dự đoán về thu nhập trong tƣơng lai. Những biến động nhƣ vậy có thể làm cho mơi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 5

1. Các phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng quốc tế?

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phạm Thị Hồng Yến (2012), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê

2. TS Đỗ Đức Bình, Bùi Anh Tuấn (2001), Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê 3. TS Nguyễn Thị Hƣờng (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Chính trị quốc gia

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)