Đặc điểm thơng tin mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 52)

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ(%) 1.Số hộ điều tra 40 2.Số nhân khẩu 186 100 3.Theo giới tính Nam 102 54,84 Nữ 84 45,16 4.Theo độ tuổi Dưới 15 35 18,8

Từ 15–55tuổi (nữ)/ 60 tuổi (nam) 135 72,6 Trên 55 tuổi (nữ)/ 60 tuổi (nam) 16 8,6 5.Theo

trình độ học vấn

Khơng đi học/chưa đi học 23 12,4

Cấp 1 (TH) 35 18,8

Cấp 2 (THCS) 62 33,3

Cấp 3 (THPT) 41 22,0

Đại học, cao đẳng, trung cấp 23 12,4

Sau đại học 2 1,1 Nguồn: Xử lý số liệu SPSS Đại h ọc Kinh tế Hu ế

*Về giới tính

Về vấn đề giới tính, trong 40 hộ gia đình được lựa chọn điều tra thì nam giới chiếm 54,84% và nữ giới chiếm 45.16 %. Cĩ thể xem tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn ở đây là một lợi thế trong việc tái định cư cho dân tái định cư đến khu đơ thị mới, vì đối tượng là nam sẽ ít bị tổn thương hơn nữ giới khi cĩ sự thay đổi về những điều kiện xung quanh, được biểu diễn cụ thể trên bảng 6.

*Về độ tuổi

Theo bảng số 6, số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 18,8% tổng số dân trong 40 hộ được điều tra. Với tỷ lệ này cho thấy số người phụ thuộc vẫn đang chiếm tỷ lệ cao khiến mức sống của người dân vẫn đang cịn thấp. Ngược lại, số người trên 60 tuổi lại cĩ tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm khoảng 8,6 %, qua đĩ cho thấy mức sống của người dân vẫn chưa tốt, điều kiện về ăn uống chưa đảm bảo dinh dưỡng, điều kiện sinh hoạt khĩ khăn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của người dân ở đây. Số người trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi là 135 người chiếm 72,6%, cĩ thể coi là mặt thuận lợi nguồn lao động dồi dào giúp tạo thu nhập cho gia đình. Những người này đã già cả, mất sức lao động, một số thường mắc một số bệnh, khơng đảm nhận được cơng việc nặng nhọc và thường sống nhờ vào tiền cấp dưỡng của con cháu. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít người già cĩ thể làm thêm những cơng việc đơn giản, nhưng thu nhập rất thấp, chỉ cĩ thê đủ ăn cho bản thân. Đa số họ cơng việc nội trợ và chăm sĩc cháu nhỏ, cơng việc này cũng địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức.

*Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn và nâng cao trình độ học vấn cho người dân tái định cư là vấn đề đang được các chính quyền quan tâm hàng đầu sau khi tái định cư, vì học vấn là yếu tố quan trọng tác động đến nhiều vấn đề trong cuộc sống: Cơng việc, thu nhập, chi tiêu…

Qua bảng 6 ta thấy, tỷ lệ khơng biết chữ/chưa đi học chiếm 12,4%, trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2 với tỷ lệ 33,3%, cấp 3 là 22%, cấp 1 là 18,8%, trình độ đại học,cao đẳng, trung cấp và sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao là 12,5%.

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

2.3.2.1. Tình hình lao động, việc làm của người dân

Để tìm hiểu vấn đề về lao động, việc làm của người dân trước và sau khi tái định cư dự án nghiên cứu, tơi tiến hành điều tra trong 2 nhĩm hộ đã phân loại. Các tiêu chí được đưa ra để so sánh bao gồm: số lao động trong các hộ điều tra, số lao động tại địa bàn các xã cĩ Dự án nghiên cứu và số lao động làm việc ở nơi khác. Chi tiết tình hình lao động, việc làm của người dân trước và sau khi tái định cư của dự án thể hiện qua bảng 7,

Bảng 7: Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân trƣớc và sau TĐC

Chỉ tiêu điều tra ĐVT

Trƣớc TĐC Sau TĐC

Tổng số Tỷ lệ

(%) Tổng số

Tỷ lệ (%)

1. Số hộ được chọn điều tra Hộ 40 40 2. Số nhân khẩu bình quân Người 3,88 4,65

3. Số người trong độ tuổi LĐ Người 106 100 122 100 - Làm nơng nghiệp Người 63 59,43 47 38,52 - Tiểu thủ cơng nghiệp Người 3 2,83 5 4,10 - Buơn bán nhỏ, dịch vụ Người 9 8,49 17 13,93

- Cán bộ, CNVC Người 7 6,60 10 8,20

- Cơng nhân trong nhà máy tại KCN Người 5 4,72 8 6,56

- Làm thuê Người 12 11,32 22 18,03

- Làm việc ngồi địa phương Người 7 6,60 13 10,66

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS

Số liệu điều tra ở bảng 7 cho thấy số người trong độ tuổi lao động tại Dự án tăng (16 lao động), trong đĩ số lao động chuyển sang các địa phương khác làm việc tăng lên 6 lao động. Điều này cĩ thể đánh giá qua hai chiều hướng:

- Trình độ học vấn, tay nghề của các lao động đã tăng lên so với trước kia và họ

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn với mức thu nhập cao hơn ở các địa phương khác.

- Mức độ hấp dẫn về việc làm tại khu cơng nghiệp Tây Bắc Quán Hàu tuy cĩ gia tăng (tăng 3 lao động), nhưng như vậy là rất thấp, việc phát triển các nhà máy trong khu cơng nghiệp khơng cao và chưa tương xứng so với mục đích đầu tư xây dựng khu cơng nghiệp.

Qua số liệu bảng 7 cũng cho thấy, đa phần các ngành nghề khác ngồi nơng nghiệp, số lao động đều tăng lên (ngoại trừ đi làm thuê). Trong đĩ số lao động chuyển sang ngành nghề buơn bán nhỏ, dịch vụ là rất lớn, chiếm tỷ lệ so với các ngành nghề theo xu hướng tăng lên. Cụ thể, tăng gần gấp đơi so với trước khi tái định cư từ 8,49% lên 13,93%, so với các ngành nghề khác tỷ lệ lao động làm nơng nghiệp đã giảm xuống rất nhanh, cụ thể, giảm từ tỷ lệ chiếm 59,43% xuỗng cịn 38,52% lao động trong nơng nghiệp.

Như vậy, sự chuyển dịch về lao động, sự thay đổi ngành nghề để thích nghi với việc tái định cư, đơ thị hĩa để thực hiện các dự án là tương đối nhanh. Cĩ được sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực này ngồi sự tác động của chính quyền địa phương, của Nhà nước trong q trình thực hiện chính sách chuyển đổi nghề nghiệp thì phần quan trọng nhất vẫn là ý thức tự xoay sở, tự thích nghi và tìm kiếm việc làm cho chính họ. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu số lao động buơn bán nhỏ, dịch vụ; số lao động làm việc tại các địa phương cĩ dự án và số lao động làm việc ở nơi khác tăng lên. Đây là hiện tượng mang tính tự phát, song cũng là một hướng để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương dưới tác động của quá trình phát triển các khu cơng nghiệp và đơ thị hĩa.

Về tình hình việc làm của các hộ sau khi tái định cư đến nay cũng cĩ sự thay đổi đáng kể, đĩ là những thay đổi cĩ chiều hướng tích cực nhiều hơn, từ các lao động nơng nghiệp hoặc đi làm thuê thời vụ, làm cơng nhân trong các nhà máy. Chi tiết thể hiện qua biểu đồ 2, như sau:

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

Biểu đồ 2 : Đánh giá về tình hình việc làm của các hộ sau TĐC

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS

Theo kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ 2, hiện nay cĩ 45,0 % số hộ cĩ đủ việc làm, 25,0 % số hộ đánh giá thiếu việc làm, 7,5% số hộ đánh giá khơng cĩ việc làm cho lao động và 22,5 % số hộ đánh giá tình hình việc làm như cũ, khơng cĩ thay đổi so với trước khi thực hiện tái định cư.

Như vậy, tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động trước và sau khi tái định cư cĩ sự thay đổi đáng kể, đĩ là những thay đổi cĩ chiều hướng tích cực nhiều hơn, từ các lao động nơng nghiệp hoặc đi làm thuê thời vụ các lao động phổ thơng được nhận vào làm cơng nhân trong các nhà máy, đặc biệt là lao động nữ. Đây là một tỷ lệ đáng quan tâm, mặc dù chỉ là những đánh giá một chiều của các lao động nhưng nĩ cũng phản ánh thực tế về tình hình việc làm của các hộ dân trước và sau khi tái định cư.

2.3.2.2. Tình hình thu nhập của các hộ dân * Thay đổi về thu nhập: * Thay đổi về thu nhập:

Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của người dân. Thu nhập bình quân được tính theo các chỉ số khác nhau như theo hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/tháng.

45% 25% 7,5% 22,5% Số hộ cĩ đủ việc làm Số hộ thiếu việc làm Số hộ khơng cĩ việc làm Số hộ như cũ Đại h ọc Kinh tế Hu ế

Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân của ngƣời dân ở khu vực nghiên cứu

Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016

Qua số liệu tại biểu đồ 3, ta thấy, thu nhập bình quân của hộ/tháng của các hộ dân tái định cư vẫn tăng so với trước tái định cư với thu nhập là 7.130.000 đồng/tháng tăng 2.000.000 đồng/hộ/tháng so với trước khi tái định cư (5.130.000 đồng/hộ/tháng)

Đi sâu phân tích hơn về thu nhập của các hộ, nếu xét theo nguồn thu thì thu nhập theo nguồn thu phản ảnh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình trên cơ sở các nguồn lực mà họ cĩ cũng như điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống.

* Thay đổi về cơ cấu thu nhập

Thu nhập theo ngành nghề của hộ ở đây bao gồm thu nhập từ nơng nghiệp, ngành nghề dịch vụ, thu nhập từ đi làm thuê, làm cơng ăn lương và các nguồn thu nhập khác.

Do cĩ sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, là tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ. Kết quả điều tra cho thấy, cơ cấu thu nhập của người dân đều cĩ sự thay đổi rõ rệt. Cùng với việc thu hẹp diện tích canh tác, thu nhập từ nơng nghiệp của người dân sau khi tái định cư

5,130,000 7,130,000 1,026,000 1,526,000 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 Trước TĐC Sau TĐC TNBQ của hộ/tháng TNBQ đầu người/tháng Đại h ọc Kinh tế Hu ế

cũng giảm đi nhiều so với trước đĩ. Sự thay đổi về cơ cấu nguồn thu nhập được thể hiện qua bảng 8,

Bảng 8: Cơ cấu thu nhập từ của các hộ điều tra trƣớc và sau TĐC Nội dung Trƣớc TĐC Sau TĐC TNBQ/hộ /tháng (đồng) CC (%) TNBQ/hộ /tháng (đồng) CC (%)

1. Thu từ nơng nghiệp 3.131.000 61,03 2.615.000 36,68 2. Thu từ tiểu thủ cơng

nghiệp 248.000 4,83 516.000 7,24

3. Thu từ dịch vụ, buơn bán 749.000 14,60 2.213.000 31,04 4. Thu từ làm cơng ăn lương 520.000 10,14 936.000 13,13 5. Thu từ làm thuê 482.000 9,40 850.000 11,92

Tổng thu nhập 5.130.000 100,00 7.130.000 100,00

Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016

Qua số liệu ở bảng 8, ta thấy rằng: thu nhập từ nơng nghiệp của người dân sau khi tái định cư giảm từ chiếm 61,03% trong tổng nguồn thu nhập xuống cịn chiếm 36,68%; thu nhập từ các hoạt động phi nơng nghiệp tăng mạnh, trong đĩ tăng nhiều nhất là nguồn thu từ dịch vụ, buơn bán. Cụ thể, thu nhập từ dịch vụ, buơn bán của người dân sau khi tái định cư tăng 16,44% so với trước khi tái định cư. Ngồi ra cĩ các nguồn thu khác như: thu từ ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, thu từ làm cơng ăn lương, làm thuê ,… tuy cĩ tăng nhưng ở mức độ khơng đáng kể. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các hộ thuộc diện tái định cư đã dành một phần số tiền bồi thường, hỗ trợ để đầu tư kinh doanh vận tải, kinh doanh buơn bán, dịch vụ khác...

Cùng với sự thay đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động nơng nghiệp sang các hoạt động phi nơng nghiệp để phù hợp với thực trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân cĩ tái định cư cĩ xu hướng tăng lên so với trước khi tái định cư.

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do các hộ đã chủ động sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường, hỗ trợ vào mục đích kinh doanh buơn bán, vận tải và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, số hộ cĩ thu nhập tăng chiếm tỷ lệ khơng lớn với 32,5%. Bên cạnh đĩ, đa số người dân tham gia trả lời bảng hỏi, đều cho rằng thu nhập của họ sau khi tái định cư thấp hơn so với trước đĩ. Nguyên nhân họ cho rằng chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng khơng phục vụ cho mục đích kinh doanh. Trong khi đĩ số hộ cịn lại cĩ thu nhập ổn định, khơng cĩ biến động lớn chiếm tỷ lệ khá cao với 45%. Chi tiết số liệu được thể hiện ở bảng 9,

Bảng 9: Ý kiến của ngƣời dân về sự thay đổi thu nhập

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng số hộ 40 100

Số hộ cĩ thu nhập cao hơn 13 32,5

Số hộ cĩ thu nhập khơng đổi 18 45,0

Số hộ cĩ thu nhập kém đi 9 22,5

Nguồn: xử lý số liệu SPSS

Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị như xe máy, máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính, chi tiêu hàng ngày, đầu tư cho con cái ăn học, đầu tư vào sản xuất. Ngồi ra, số tiền được bồi thường và hỗ trợ cịn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề.

Nhìn chung, việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành của con cái khơng thấp nhưng số tiền đầu tư cịn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa, mua sắm đồ dùng và chi tiêu hằng ngày. Tuy đây là

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

những đồ dùng thiết yếu nhưng xét về mặt xã hội dẫn đến tình trạng khơng bền vững trong cuộc sống lâu dài của người dân. Chính vì vậy, vẫn cĩ tình trạng nghiện hút, rượu chè, bài bạc xảy ra trên địa bàn nghiên cứu. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm sút đi đáng kể.

Tĩm lại, để ổn định sản xuất và nâng cao mức sống sau TĐC, bên cạnh yêu cầu phải cĩ chủ trương, chính sách đúng đắn, cụ thể, phù hợp của Nhà nước thì điều quan trọng cĩ ý nghĩa quyết định là chính bản thân từng người dân, đặc biệt là các chủ hộ phải tự thân nỗ lực vươn lên.

2.3.2.3. Yếu tố về nhà ở và điều kiện sinh hoạt * Mức tiền bồi thường * Mức tiền bồi thường

Chính sách giải tỏa, bồi thường tái định cư được coi là một trong những tác nhân quan trọng tác động đến cuộc sống của người dân sau tái định cư. Nếu khơng cĩ các chương trình tái định cư, các chính sách giải tỏa, bồi thương TĐC hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khĩ khăn khơng chỉ cho người dân mà cịn tạo khĩ khăn cho chính quyền địa phương và ban quản lý dự án. Vì thế luơn cần phải coi trọng và xem xét một cách cân nhắc, kỹ càng nội dung của các chính sách tái định cư mà trước hết là chính sách bồi thường về nhà ở và những tài sản khác cho người dân.

Việc nhà nước mang đến cho người dân những ngơi nhà rộng rãi, khang trang trong khu vực cĩ đầy đủ cơ sở hạ tầng như là một giấc mơ cho người dân. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho người dân gặp khơng ít khĩ khăn. Cơng việc khơng ổn định, thu nhập lại khơng cao, khiến cho tâm lý người dân khơng ổn định và khĩ khăn. Những hộ dân sau khi nhận tiền đền bù thì số tiền mua nhà ở lại quá lớn so với số tiền

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)