Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái định cư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 34)

1.1.4.2 .Phân loại tái định cư

1.4.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái định cư

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về TĐC được thể hiện qua các văn bản pháp lý liên quan đến đền bù thiệt hại và TĐC.

Nghị định 151 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/4/1959 quy định về thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc đền bù và TĐC bắt buộc ở Việt Nam. Nghị định này đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân cho việc xây dựng các cơng trình do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên, trước năm 1992, đất đai chưa được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định và lâu dài nên khi cần Nhà nước chỉ thu hồi lại mà khơng nhất thiết phải đền bù hoặc chỉ đền bù cho chính quyền địa phương hay tập thể đang sử dụng đất, mức đền bù các tài sản bị thiệt hại khơng được quy định rõ ràng mà giải quyết theo thoả thuận. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 và 2003 đã đặt cơ sở nền tảng pháp lý cho chính sách đền bù, TĐC ngày càng đi dần đến sự hồn chỉnh hơn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đời sống. Bản Hiến pháp sửa đổi được thơng qua năm 1992 đảm bảo quyền dân chủ của cơng dân, quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai và tài nguyên, quyền sử dụng đất của các tổ chức và cá nhân.

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

Đặc biệt Hiến pháp 1992 cịn bao gồm việc cơng nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tư nhân về tài sản và sản xuất. Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 là những văn kiện quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện đền bù và TĐC cho những người bị mất nơi ở một cách khơng tự nguyện. Các Luật Đất đai nĩi trên đã xác định: đất đai thuộc quyền sở hữu tồn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức và cá nhân khơng thể sở hữu đất đai nhưng lại được giao quyền sử dụng đất và điều này lại tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Các đạo luật nĩi trên thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thống nhất quản lý đảm bảo lợi ích chính đáng, hài hồ giữa Nhà nước với người dân, đồng thời vừa là cơ sở để xác lập hệ chính sách đền bù, TĐC... Các nghị định, thơng tư được ban hành như: Nghị định 60/CP (1994): Quyền sở hữu đơ thị; Nghị định 87/CP (1994): Quy định về khung giá các loại đất; Nghị định 90/CP (1994): Đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Thơng tư 15/LĐ-TB-XH (1995): Trợ cấp cho các gia đình chuyển đến vùng kinh tế mới; Nghị định 22/CP (1998) về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh lợi ích Quốc gia, lợi ích cơng cộng; đặc biệt là Nghị định 197/CP (2004) về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang bảo đảm quyền lợi thiết thực cho người dân. Hệ thống các văn bản pháp quy nĩi trên đang tiến dần tới một chính sách TĐC hồn chỉnh. Nếu các văn bản trước năm 1998 chủ yếu chú trọng đến việc đền bù cho các thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thì từ Nghị định 22/1998/NĐ-CP về sau. Đặc biệt là Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã cĩ thêm nhiều điều khoản quy định về sự hỗ trợ cũng như lập khu TĐC để tạo nơi ở mới và ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau TĐC. Trong các nghị định này, chính sách hỗ trợ và TĐC đều hướng tới mục tiêu bồi thường, hỗ trợ thoả đáng (tất nhiên là tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương) quyền lợi của người dân, từ khâu bồi thường các thiệt hại về đất đai, tài sản đến khâu hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống và sản xuất ở nơi TĐC. Từ năm 1998 đến nay trong các nghị định của Chính phủ đã được bổ sung thêm 2 chương mới là “chính sách hỗ trợ” và “tái định cư”. Về chính sách hỗ trợ, trong các nghị định, Chính phủ đã cĩ quy định cụ thể mức hỗ trợ về di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm và các hỗ trợ khác nhằm giúp người dân

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

TĐC sớm ổn định thu nhập và đời sống. Về TĐC, các điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã quy định về việc lập và tổ chức khu TĐC tập trung hoặc phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; khu TĐC phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng; trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu TĐC phải được xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, phù hợp với thực tế quy hoạch về đất ở, đất xây dựng của địa phương. Đến Nghị định 197/2004/NĐ-CP, việc lập và bố trí TĐC lại được quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn. Đặc biệt đối với “điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư” được điều 35 của Nghị định quy định một cách chặt chẽ, cĩ lợi cho cuộc sống của người dân sau TĐC như sau:“Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu TĐC phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”. Điều 36 cịn quy định “các biện pháp hỗ trợ sản xuất”. Như vậy, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu di dời giải toả để thực hiện các dự án phát triển ngày càng tăng thì hệ thống quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề TĐC cũng ngày càng được xây dựng, bổ sung và hồn thiện hơn. Mọi quan điểm, chính sách đều hướng đến mục tiêu phát triển đất nước, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cá nhân và cộng đồng.

1.4.2.2. Cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở tỉnh Quảng Bình

Ở Quảng Bình, đất các dự án xây dựng khu dân cư khơng giao cho các doanh nghiệp mà chỉ giao cho các Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện (tỉnh cĩ 7 trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố và 1 Trung tâm trực thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường; 1 Trung tâm thuộc Sở Xây dựng).

Đối với đất khu dân cư, sau khi BTGPMB và xây dựng hạ tầng, Nhà nước Quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá. Trong trường hợp bán đấu giá khơng thành sẽ được bán theo giá khởi điểm; hoặc điều chỉnh giá phù hợp với thị trường để thu tiền sử dụng đất nhanh nhất.

Hiện, tỉnh đang cĩ 9 dự án khu đơ thị, khu dân cư đang triển khai: Các dự án khu đơ thị Bắc Lê Lợi và khu dân cư Nam Trần Hưng Đạo ở thành phố Đồng Hới; khu đơ thị thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, hầu hết các dự án này được triển khai khá quy mơ; các

Đại h

ọc Kinh

tế Hu

ơ đất được người dân đĩn nhận; khơng khí xây dựng hạ tầng, cơng trình dân dụng khá sơi động.

Riêng đối với cơng tác giải phĩng mặt bằng Quốc lộ 1, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt phương án đền bù giải phĩng mặt bằng cho 6.432 hộ dân bị ảnh hưởng; bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư, các đơn vị thi cơng cơng trình từ ngày 26/5/2014. Hiện nay, các huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thi cơng để kịp thời giải quyết những vướng mắc cịn nảy sinh trong quá trình triển khai Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)