Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo người dùng tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học nội vụ hà nội 1 (Trang 34)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Thông

1.2.1. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.1.1. Lịch sử hình thành

Năm 1971 Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn Thư, Lưu trữ, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước.

Sau hai lần đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I (1996); Trường Trung học Văn Thư Lưu trữ Trung ương I (2003), ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập Trưởng Cao Đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ xã hội. Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2008, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.

Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác của ngành nội vụ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và 46 đại học.

Ngồi ra Trường cịn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư, 76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác đã có cam kết tham gia giảng dạy.

Tính đến năm 2018, Trường đã đào tạo trên 50.000 người, bồi dưỡng trên 40.000 người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng trên 200 người cho nước bạn Lào và Campuchia. Hầu hết sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và không ngừng trưởng thành.

Trường không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một trường đại học cơng lập mà cịn “Phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ”. Hiện nay, Trường đang tổ chức đào tạo rất nhiều các ngành nghề như: Thông tin – Thư viện, Hệ thống thông tin, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước, Luật,…

21

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Nhà trường:

1.2.1.3. Cơ sở vật chất

Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội gồm có 07 dãy nhà, trong đó: Nhà A là dãy nhà hiệu bộ 7 tầng, tầng thứ 6 và 7 vẫn là các phòng học cho sinh viên, nhà B, nhà C và nhà E có 7 tầng, nhà D có 5 tầng, nhà G có 4 tầng và nhà H có 5 tầng, đều là các dãy nhà phục vụ cho việc học tập của sinh viên.

Trương có đầy đủ các máy tính phục vụ cho mục đích, nhu cầu học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên.

22

Trung tâm Thơng tin – Thư viện trong nhà trường có hàng ngàn đầu sách phục vụ cho việc học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên liên tục từ 7h45 đến 19h00 từ thứ 2 đến thứ 5 (nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h15), chiều thứ 6 Thư viện nghỉ để hoạt động chuyên môn, thứ 7 từ 8h00 đến 17h00 (nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h15).

Trường Đại học Nội vụ Hà nội có ký túc xá phục vụ cho sinh hoạt của sinh viên. Các phòng trong ký túc xá khép kín với đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, thống mát.

1.2.2. Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụHà Nội Hà Nội

1.2.2.1. Vị trí và chức năng

Trung tâm Thông tin Thư viện là đơn vị chức năng thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng thu thập, bảo quản, quản lý, cung cấp, phổ biến thông tin, tư liệu khoa học và hỗ trợ khai thác nguồn thông tin cho công chức, viên chức, người lao động và người học phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Trường.

1.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động Thông tin - Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Lập kế hoạch, xây dựng và phát triển bổ sung, sưu tập nguồn tài nguyên thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo; chuyển giao công nghệ của Trường. Thanh lọc tài liệu đảm bảo chất lượng nguồn thông tin theo quy định.

3. Thu nhận, bảo quản các tài liệu nội sinh; các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện và các tài liệu khác.

4. Tổ chức các hoạt động thông tin thư mục, giới thiệu sách mới và các hoạt động thông tin tư liệu khác; tổ chức in và phát hành các loại sách, giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tham khảo của Trường.

23

5. Tổ chức hướng dẫn người đọc sử dụng thư viện; phối hợp với các đơn

vị hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cho sinh viên chuyên ngành thư viện.

6. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thư viện theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, lưu trữ và phục vụ bạn đọc. Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm và truy cập thơng tin.

7. Tổ chức các hoạt động dịch vụ thư viện theo quy định.

8. Thực hiện hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ, chia sẻ

nguồn tài nguyên thông tin với các Trung tâm Thông tin Thư viện thuộc các trường đại học trong và ngoài nước. Tham gia tổ chức Liên hiệp thư viện các trường đại học, Hiệp hội thông tin - thư viện Việt Nam và các Hiệp hội thư viện quốc tế.

9. Chủ trì tổ chức ngày Hội đọc sách trong Nhà trường và tham gia dự thi ngày Hội đọc sách quốc gia.

10. Chủ trì xây dựng và triển khai áp dụng các hoạt động nghiệp vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ thống nhất hoạt động với tất cả các thư viện của các đơn vị trực thuộc Trường.

11. Xây dựng dự tốn tài chính thực hiện nhiệm vụ hoạt động hằng năm theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện.

12. Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Trung

tâm; tham gia đánh giá công chức, viên chức quản lý, viên chức và người lao động trong Trường theo quy định.

13. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Hiệu trưởng về hoạt động của Trung tâm.

14. Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng được giao theo quy định của Trường và của pháp luật.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc

a.Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc và các Phó Giám đốc.

- Các Tổ, Bộ phận chuyên môn theo quy định.

b.Chế độ làm việc

- Giám đốc:

+ Giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Trung

tâm được quy định tại Điều 2 của Quy định này và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trung tâm.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Trung tâm, Giám đốc đề xuất Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ chức, bộ phận thuộc Trung tâm.

+ Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Giám đốc ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc điều hành công tác, giải quyết công việc của Trung tâm.

- Phó Giám đốc:

+ Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.

+ Khi được Giám đốc ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Giám đốc trong thời gian Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Giám đốc ủy quyền.

- Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Trung tâm:

Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của tổ, bộ phận.

- Viên chức và người lao động:

Viên chức và người lao động của Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Giám đốc, Phó Giám đốc, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.

1.3. Vai trị của cơng tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất kỳ các cơ quan thư viện nói chung và đặc biệt là thư viện trường đại học nói riêng phải triển khai thực hiện đó là tổ chức công tác đào tạo người dùng tin. Công tác đào tạo người dùng tin được ví như là chiếc chìa khóa để có thể giúp cho người dùng tin tiếp cận, sử dụng và khai thác thư viện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, thông qua công tác đào tạo người dùng tin giúp cho các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc, từ đó đưa ra các chính sách, phương hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với thư viện của mình cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng người dùng tin.

Công tác đào tạo người dùng tin được triển khai thực hiện tốt sẽ giúp cho cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện tiếp cận được đến nhiều đối tượng người dùng tin hơn, thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện của mình. Việc bạn đọc nhận được sự hướng dẫn, định hướng khai thác sẽ là một trong những yếu tố giúp cho bạn đọc dễ dàng trong việc lựa chọn được loại hình tài liệu nào phù hợp với mình.

26

1.3.1. Cơng tác đào tạo người dùng tin là thước đo đánh giáchất lượng chất lượng

Thông qua công tác đào tạo người dùng tin sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, cung cấp, trang bị cho họ những kiến thức thơng tin, giúp cho họ có thể tra tìm thơng tin mà họ cần một cách nhanh chóng, đem vốn tri thức chứa đựng trong sách báo tới bạn đọc, giúp họ khai thác triệt để vốn tri thức đó.

Thơng qua công tác đào tạo người dùng tin, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có thể thu thập ý kiến của bạn đọc, kiểm tra, đánh giá lại chất lượng hoạt động của thư viện. Ví dụ, thơng qua cơng tác đào tạo, Trung tâm có thể nhận thấy người dùng tin có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu nào nhiều nhất, nội dung của tài liệu nào mà người dùng tin quan tâm từ đó Trung tâm có thể đưa ra các chính sách bổ sung vốn tài liệu phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của mọi đối tượng người dùng tin; hoặc có thể khảo sát ý kiến người dùng tin từ đó phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ thơng tin mới đáp ứng kịp thời, tiếp cận, thu hút nhiều bạn đọc đến với Trung tâm của mình hơn,…

Thực hiện tốt công tác đào tạo người dùng tin, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ thu hút được nhiều bạn đọc và tăng thêm sự uy tín của mình, khẳng định vai trị và tác dụng, từ đó thúc đẩy sự nghiệp thư viện ngày càng phát triển.

1.3.2. Công tác đào tạo người dùng tin hỗ trợ nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học

Ngày nay, khi các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nói chung được coi là “cơ quan văn hóa giáo dục ngồi nhà trường” và các thư viện trường đại học nói riêng được coi là “giảng đường thứ hai” thì cơng tác đào tạo người dùng tin là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trường.

27

Đồng thời cơng tác đào tạo người dùng tin cung cấp, trang bị thêm cho người dùng tin những kiến thức thơng tin, cách thức chọn lọc, tìm kiếm thơng tin phù hợp, hiệu quả từ đó người dùng tin dễ dàng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu, do đó chất lượng giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học sẽ ngày một nâng cao.

1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác đào tạo người dùng tin

Công tác đào tạo người dùng tin là hoạt động trung tâm của bất kỳ cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nào. Trong bất kỳ giai đoạn nào, bất kỳ loại hình thư viện nào, nếu tất cả mọi hoạt động như phát triển vốn tài liệu, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kho tàng mà không triển khai công tác đào tạo người dùng tin thì hoạt động thơng tin – thư viện khơng thể hồn chỉnh, đây chính là kết quả của q trình thơng tin tư liệu. Công tác đào tạo người dùng tin đạt hiệu quả, được bạn đọc đánh giá cao sẽ giúp cho thư viện khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong xã hội.

Dựa vào mục đích của từng loại hình thư viện cũng như hoạt động thơng tin – thư viện, ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau để đánh giá được chất lượng hoạt động của công tác đào tạo người dùng tin. Các tiêu chí này tuy đánh giá những nội dung khác nhau nhưng lại hỗ trợ, bổ sung cho nhau sao cho có thể đánh giá được hồn chỉnh chất lượng cơng tác đào tạo người dùng tin:

1.4.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin

Mức độ đáp ứng nhu cầu tin ln là tiêu chí quan trọng để đánh giá mọi hoạt động trong cơ quan thông tin – thư viện nói chung cũng cơng tác đào tạo người dùng tin nói riêng. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin thể hiện thơng qua việc thư viện có cung cấp được đầy đủ, kịp thời những sản phẩm, dịch vụ, nguồn lực thông tin đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn đọc hay không. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin cao đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động thơng tin – thư viện, là chiếc chìa khóa giúp cho cơng tác phục vụ bạn đọc tại các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện đạt hiệu quả cao nhất.

28

1.4.2. Mức độ lôi cuốn bạn đọc đến thư viện:

Mức độ lôi cuốn bạn đọc đến thư viện cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cơng tác đào tạo người dùng tin đạt hiệu quả hay

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo người dùng tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học nội vụ hà nội 1 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w