Khái quát quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trước năm

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 26 - 38)

chính sách dân tộc của Đảng trước năm 2000

1.2.2.1. Giai đoạn 1975 - 1985

Với khí thế chiến thắng, đất nước thống nhất là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, tạo động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La ra sức thi đua lao động sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp.

Quán triệt Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (6/6/1976) đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chính trị trong hai năm 1976 - 1977 là:

Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh và thiên tai, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá; tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý ở cả khu vực nhà nước và tập thể, xây dựng các khu sản xuất nông - lâm nghiệp trung tâm; phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý

cho cơ sở; tích cực củng cố quốc phịng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ đắc lực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương, giữ gìn an tồn biên giới và thực hiện đúng đắn quan hệ quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng ta [8, tr.62]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông- lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đề ra nhiệm vụ cấp bách trong hai năm 1977 - 1978 là: tập trung toàn lực lượng đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp tồn diện, phát triển thật mạnh hoa màu, lương thực, thực phẩm, trồng rừng, bảo vệ rừng. Thực hiện một bước tích cực việc phân cơng lại lao động trong nông nghiệp, tiếp tục cuộc vận động định canh định cư, phân bố lao động cho các vùng kinh tế trọng điểm. Ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá IV), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, xác định: nhanh chóng chuyển hướng từ xây dựng chủ nghĩa xã

hội trong thời bình sang nhiệm vụ vừa sẵn sàng chiến đấu cao, vừa đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội; tăng cường củng cố lực lượng chính trị, bảo đảm khối đồn kết trong tỉnh thật vững chắc. Quán triệt tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trong tồn Đảng bộ, trong tồn qn và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, làm cho mọi người thấy rõ được âm mưu đen tối của các thế lực phản động, nhận rõ kẻ thù, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, tích cực lao động, sản xuất, học tập và công tác; tăng cường xây dựng lực lượng chính trị vững chắc, củng cố, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh; tập trung đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu và công tác quân sự địa phương.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh.

Trong 5 năm (1976 - 1980), tốc độ phát triển kinh tế tăng khá nhanh so với năm 1975, tổng sản phẩm xã hội tăng trên 70%, thu nhập quốc dân tăng 64%. Đời sống vật chất của nhân dân được ổn định và từng bước cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng 10%, chấm dứt việc cứu đói thường xuyên, các mặt hàng khan hiếm được bảo đảm.

Sản xuất nông- lâm nghiệp của tỉnh đều phát triển so với trước, đặc biệt lương thực tăng góp phần giải quyết khó khăn trong kinh tế, đời sống và quốc phịng, chấm dứt việc cứu đói thường xun trong khu vực nơng thơn và giảm bớt khó khăn về chi việc của Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn thiếu cân đối và toàn diện, chưa ổn định vững chắc, vẫn mang tính tự cấp, phân tán.

Sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp tuy cịn nhiều khó khăn về vốn, vật tư, thiết bị… nhưng vẫn giữ được nhịp độ phát triển bình quân hàng năm tăng 14%. Năm 1980, giá trị sản lượng đạt 28,6% triệu đồng, cao nhất từ trước đến thời điểm đó, tăng 2 lần so với năm 1975.

Xây dựng cơ bản, tính đến năm 1980, tỉnh đã đầu tư khoảng 88 triệu đồng, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 16%. Xây dựng được một số cơng trình lớn phục vụ sản xuất như Thuỷ điện Chiềng Ngàm, cơng trình thuỷ nơng Chờ Lồng …, đưa vào sử dụng 163 cơng trình và hạng mục cơng trình, khai hoang phục hoá 12.453 ha; trồng gần 1 vạn ha rừng, 11 cơng trình thuỷ nơng đưa vào hoạt động, tưới thêm cho 3.200 ha ruộng nước, mở mang 138 km đường ô tô… Tuy nhiên trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa khai thác và tận dụng được khả năng nguyên liệu dồi dào để sản xuất; phát triển nhanh nhưng chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu, chưa ổn định và vững chắc. Trong xây dựng cơ bản đầu tư một cách phân tán, manh mún, chưa chú ý đầu tư theo chiều sâu để đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, tận dụng cơng suất máy móc và các phế liệu, phế phẩm trong sản xuất.

Sự nghiệp văn hoá- giáo dục phát triển. Niên học 1979 - 1980 so với 1974 - 1975, số trường lớp tăng 57%, số học sinh tăng 69%, học sinh là con em các dân tộc thiểu số tăng 1,1 lần. Cứ 1 vạn dân có 2.193 người đi học, trong đó có 62 người học cấp III. Phong trào bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ được đẩy mạnh, số người học bổ túc văn hoá tăng 52%, số người chưa biết chữ giảm 6%, người có trình độ cấp III tăng 10%, chất lượng giáo dục được quan tâm và ngày càng nâng cao. Công tác thơng tin, văn hố, báo chí, phát thanh tích cực phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cổ vũ động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái lao động sản xuất và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, nêu gương người tốt việc tốt, phê bình các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hố mới, nơng thơn mới và con người mới.

Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ được tăng cường, 99% số xã đã có trạm xá, cơ sở phịng và chữa bệnh tăng 16,8%, giường bệnh tăng 25%, bác sĩ tăng hai lần và y sĩ tăng 79%. Cứ 1 vạn dân có 13,4 y, bác sĩ. Việc phịng, chống dịch được quan tâm và kịp dập tắt các ổ dịch bệnh. Công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em có nhiều chuyển biến.

Nhìn lại quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm và Nghị quyết Đại hội IV của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội IV, V của Đảng bộ tỉnh, Sơn La đã thực hiện tốt ba yêu cầu cơ bản và cấp bách mà Trung ương đã đề ra: Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, sản xuất các mặt đều phát triển, đời sống nhân dân được đảm bảo, ổn định và từng bước được cải thiện; quốc phòng- an ninh được tăng cường.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu khoá IV của Ban Chấp hành về “Đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường quốc

phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ VI. Để triển khai Chỉ thị 100-CT/TW, Tỉnh uỷ Sơn La đã ra Nghị quyết 10-NQ/TU tháng 9 năm 1981 về thực hiện cơ chế khoán để khốn sản

phẩm đến nhóm và người lao động. Cơ chế này rất phù hợp với tâm lý người nơng dân, có tác dụng kích thích sự sáng tạo, đầu tư, thâm canh, tăng năng suất, tăng vụ và thu hoạch nhanh, gọn trong sản xuất.

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 109- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về lưu thông phân phối, Đảng bộ Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển từ kế hoạch hố tập trung bao cấp sang thị trường có tổ chức và thị trường tự do.

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục với phương châm “học đi đôi với hành”, “giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, “nhà trường gắn liền với xã hội”, ngành giáo dục đã chỉ đạo các trường từng bước thực hiện chương trình cải cách, hưởng ứng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”

Thực hiện Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 81- CT/TW, chỉ thị 83-CT/TW của Trung ương Đảng về lập lại trật tự an toàn xã hội, Sơn La đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ tiêu cực trong quản lý kinh tế và đời sống xã hội, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an tồn xã hội.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, tiếp tục mở rộng hình thức khốn sản phẩm trong sản xuất nơng - lâm nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 100-CT/TW. Năm 1982, tồn tỉnh có 634 hợp tác xã, đến năm 1985 có 888 hợp tác xã. Sản lượng lương thực năm 1985 đạt 16,5 vạn tấn. Cây công nghiệp tăng khá, nhất là các loại cây ngắn ngày, đỗ tương đạt trên 1.000 tấn. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh: đàn bò đạt 7,5 vạn con, gấp 1,8 lần năm 1980, đàn trâu 7,76 vạn con và đàn lợn 24 vạn con.

Sản xuất lâm nghiệp: Trong nhiều năm Sơn La đã tích cực thực hiện giao đất, giao rừng cho các hợp tác xã, các nông - lâm trường sử để sản xuất. Trong 5 năm (198- 1985), Sơn La đã trồng gần 3.000 ha rừng, khoanh nuôi, bảo vệ 10 vạn ha, giao 24 vạn ha đất rừng và rừng cho hợp tác xã, gia đình và xã viên. Trong 5 năm (1981- 1985), Nhà nước đầu tư cho Sơn La 169,5 triệu

đồng để trồng mới 3.000 ha rừng và 800 ha chè và một số cơng trình khác. Nhiều cơng trình được đưa vào sử dụng; mở mới 70 km đường giao thông ô tô; củng cố, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6 và một số tuyến đường liên huyện, liên xã; xây dựng 1,4 vạn mét vuông nhà ở, kho tàng và 80 phòng học…

Sự nghiệp giáo dục- đào tạo, văn hoá, xã hội cơ bản được duy trì và có bước phát triển, tuy nhiên đời sống văn hố tinh thần của nhân dân cịn nghèo nàn, nhất là vùng sâu vùng xa. Số người mù chữ trong độ tuổi còn tới 15%.

Cơng tác quốc phịng, an ninh được chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả. Các đồn thể quần chúng có tiến bộ trong việc tổ chức, vận động đoàn viên và hội viên thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Trong 10 năm (1976 - 1985), Sơn La đã vượt qua những khó khăn, thử thách về thiên tai, địch hoạ, từng bước khôi phục và xây dựng nền kinh tế- văn hoá - xã hội ở một tỉnh miền núi trình độ dân trí thấp, bị tàn phá trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ và bị các thế lực thù địch ln nhịm ngó, tìm mọi cách phá hoại. Song dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V và các Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, V, VI, VII của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Sơn La đã triển khai và thực hiện các phong trào cách mạng ở địa phương, hoà nhịp với phong trào của cả nước, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kinh tế - xã hội mà Đảng bộ đã đề ra, ổn định đời sống, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an tồn trật tự xã hội. Điều có ý nghĩa hơn cả là Sơn La đã tìm ra hướng đi mới, thích hợp với điều kiện, hồn cảnh ở địa phương, phù hợp với việc xây dựng và cải tạo kinh tế, góp phần thiết thực vào việc ổn định đời sống nhân dân.

Tuy còn nhiều hạn chế trong nhiều lĩnh vực và có mặt cịn gay gắt, nền kinh tế xã hội vẫn còn nổi lên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, giữa thu và chi… nhưng về cơ bản Sơn La đã tìm ra được hướng đi, tạo cơ sở cho những năm sau xây dựng và phát triển mạnh mẽ.

1.2.2.2. Giai đoạn 1986 - 2000

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, đặc biệt là sau chuyến thăm và làm việc

của đồn cơng tác Trung ương nhằm kiểm tra, khảo sát thực trạng tình hình kinh tế, xã hội và có chủ trương, giải pháp cụ thể, thiết thực giúp hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, tiến tới chuẩn bị đề án trình Bộ Chính trị nhằm giải quyết cơ bản, tồn diện hơn những vấn đề đối với các tỉnh miền núi.

Thực hiện Thông báo số 15, trong năm 1987, các bộ, ngành ở Trung ương đã có sự giúp đỡ thiết thực đối với tỉnh Sơn La. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã tạm ứng vốn, vật tư bổ sung cho tỉnh gồm 24 loại vật tư, máy móc, 20 tấn thuốc nổ, 5 tấn than, 1.000 tấn xi măng, 5.000 tấn lương thực, phân đạm, thuốc trừ sâu, 2 máy kéo. Bộ Tài chính tạm ứng cho tỉnh 35 triệu đồng để khắc phục vụ cháy thị xã. Bộ Thông tin nghiên cứu giúp tỉnh hệ thống chuyển tiếp chương trình truyền hình tại khu vực thị xã và một số vật tư cho đài phát thanh của tỉnh…

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai (khoá VI), Tỉnh uỷ Sơn La vận dụng chính sách về vấn đề giá thu mua sản phẩm nơng - lâm sản, ổn định diện tích khốn 5 năm (đối với diện tích đang sản xuất ổn định). Chỉ thu thuế sau 5 năm (đối với diện tích phục hố) và 7 năm (đối với diện tích mới khai hoang), cịn những diện tích nhỏ, phân tán đang ở diện định canh định cư khơng thu thuế; khuyến khích các hợp tác xã, hộ nông dân phát triển sản xuất, chế biến, mở rộng kinh doanh những sản phẩm nông- lâm sản.

Cuối năm 1988, Ban Chấp hành Đảng bộ tiến hành kiểm điểm công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khoá VI) và chỉ rõ: Tuy đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tồn tỉnh khá đơng đảo song cịn yếu về trình độ năng lực lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cơ sở. Trong số 19.595 đảng viên (chiếm 3,4% dân số), có 34,1% đảng viên có trình độ học vấn cấp I, cịn 3,6% đảng viên mù chữ. Thành phần cơ cấu đảng viên phát triển không đều: đảng viên dân tộc Mông chiếm 0,8% (so với dân tộc Mông); đảng viên nữ chiếm 15%; đội ngũ giáo viên trong tồn ngành chỉ có 7,5% đảng viên. Trong 384 bản vùng cao có 33% số bản.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tuy đã tạo lập được những tiền đề nhất định nhưng chưa được phát huy, thúc đẩy phát triển chưa vững chắc. Cứ 100 học sinh vào lớp 1 thì có 21 học sinh hết lớp 5 và 14 học sinh hết cấp II. Trong tỉnh còn khoảng 10 vạn người bị mù chữ. Một số chính sách nhằm khuyến khích thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển đã được tỉnh cụ thể hoá, vận dụng ở địa phương; quyết định nâng tiêu chuẩn gạo cho giáo viên từ 13 kg lên 15 kg và từ 15 kg lên 17 kg/tháng; giáo viên dạy giỏi được nâng lương sớm, tạo điều kiện cho đi tham quan…

Thực hiện chủ trương Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (12/1991). Trong lâm nghiệp, Uỷ ban nhân

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 26 - 38)