Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 69 - 90)

3.1.1. Thành tựu

Qua 10 năm triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã góp phần thay đổi tồn diện đời sống kinh tế văn hoá của nhân dân các dân tộc nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của tỉnh được nâng lên rõ rệt, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cơ sở vật chất được đầu tư, hỗ trợ giao lưu hàng hoá giữa các vùng được thuận lợi, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được đảm bảo

3.1.1.1. Về đời sống, kinh tế và công tác di dân tái định cư * Về đời sống kinh tế

Kinh tế đã có sự chuyển biến căn bản, ln giữ được mức tăng trưởng khá và đạt bình quân 12,86%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; các ngành, các lĩnh vực, các vùng và các thành phần kinh tế có bước phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 đã tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000 và vượt 29,33% so với mục tiêu đề ra; GDP bình quân năm 2010 ước đạt 650 USD (12,4 triệu đồng) gấp 2,5 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trường và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chương trình phát triển các cây cơng nghiệp chủ lực được mở rộng với diện tích hợp

lý, phát triển thành các vùng nguyên liệu tập trung, đẩy nhanh quá trình phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng bền vững.

Chăn ni phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mơ hình doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán, trao đổi đại gia súc. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Những năm qua, tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đã giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho 198/198 xã, phường, thị trấn với diện tích là 917.772,81 ha, đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất rừng sang trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây cao su và xây dựng dự án, cơng trình cơng cộng. Cơng tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng đã góp phần quan trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng độ che phủ của rừng tăng từ 28% (năm 2001) lên 50% (năm 2010).

Sản xuất cơng nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 1.450 tỷ đồng tăng 2,9 lần so với năm 2005, tốc độ tăng 23,1%/năm. Chương trình phát triển cơng nghiệp điện được thực hiện tốt; nhà máy chế biến sữa, nhà máy đường, nhà máy chế biến chè… được khai thác và phát huy hiệu quả. Tiểu thủ cơng nghiệp có bước phát triển, đóng góp nhất định vào tiến trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn, giải quyết việc làm; một số ngành nghề truyền thống được khôi phục, phát triển.

Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mơ, ngành nghề, thị trường, hàng hóa phong phú, đáp ứng được yêu cầu kinh tế và đời sống xã hội. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 tăng 2,5 lần so với năm 2005; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 3,1 lần so với năm 2005. Du lịch phát triển khá cả về số lượng khách, loại hình và sản phẩm; hạ tầng, du lịch được tập trung quy hoạch và đầu tư.

Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực; thu ngân sách tại địa phương đạt mức tăng cao và vượt xa so với Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 ước đạt 4.310 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách tại địa phương đạt 2.653 tỷ đồng tăng 23%/năm.

Chính sách thu hút đầu tư được ban hành và vận dụng sáng tạo, nhiều cơ chế được ban hành và phát huy hiệu quả tích cực; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngồi, cùng với chú trọng phát huy nội lực đã góp phần tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 50.220 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.

Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 được tập trung đầu tư và phát huy vai trò động lực kinh tế tạo sự lan tỏa thúc đẩy các vùng phát triển; khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, khu du lịch được tập trung đầu tư; các ngành dịch vụ phát triển khá mạnh; các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến sữa, chè, cà phê, mía đường, bia rượu, hoa quả... đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Vùng dọc Sông Đà được khai thác và từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế, đóng góp quan trọng trong bảo vệ mơi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ đường sơng. Các chương trình về phát triển địa bàn vùng cao, biên giới; gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và ổn định dân cư; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm được thực hiện có hiệu quả và bước đầu tạo ra sự đổi mới quan trọng nhiều mặt.

Tập trung ổn định và phát triển kinh tế- xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tăng cường các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, ổn định sản xuất, định canh, định cư, xóa đói, giảm

nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục; khai thác các nguồn lực về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trong vùng, đã tạo bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, hạn chế tình trạng du canh, du cư; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn tỉnh.

Các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển khá. Công tác sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước cơ bản hoàn thành kế hoạch; kinh tế dân doanh phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn; kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, thu hút được nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào những lĩnh vực kinh doanh có lợi thế của địa phương.

Riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đã thực hiện hỗ trợ xây dựng được 1.702 mơ hình phát triển kinh tế các loại với khoảng trên 30 nghìn hộ tham gia. Mua sắm được 2.965 máy móc, cơng cụ sản xuất các loại. Sự hỗ trợ này đã góp phần xây dựng được hàng nghìn mơ hình nơng lâm nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn và giúp hàng chục ngàn hộ gia đình phát triển sản xuất, giúp bà con tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật vào thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất, sản lượng các loại cây trồng vật nuôi, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và tăng lượng hàng hố lưu thơng trên thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn từ trung bình trên 80% (năm 2001) xuống cịn 40% (năm 2010); khai thác sử dụng hiệu quả hơn những lợi thế về đất đai, lao động trong nông nghiệp nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm mới, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của các xã đặc biệt khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc tiếp tục có những chuyển biến khá.

Bằng nguồn vốn của các Chương trình, chính sách như: Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn II, định canh định cư… tồn tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng khá đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các xã đặc

biệt khó khăn. Trong 10 năm (2001 - 2010), tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và sửa chữa được 1.005 cơng trình nước sinh hoạt, tập trung, 1.202 cơng trình nước phân tán, 120 cơng trình điện sinh hoạt cho các xã, bản, 144 cơng trình trường, lớp học, nhà bán trú học sinh, nhà ở giáo viên; 522 cơng trình đường giao thơng đến bản, xã với tổng chiều dài 2.039 km và 46 cầu treo; xây dựng mới 116 cơng trình thuỷ lợi; xây dựng mới và nâng cấp 327 nhà văn hố thơn bản phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, Trạm y tế 15 cơng trình, san ủi mặt bằng 14 cơng trình, các cơng trình khác 42 cơng trình, khai hoang, hỗ trợ đất sản xuất được gần 245 ha đất, đảm bảo nước tưới tiêu, sản xuất nơng nghiệp; xố xong 25.232 nhà tạm bợ, dột nát theo Chính sách 134; hỗ trợ di chuyển chuồng trại, làm mới nhà vệ sinh, chuồng trại được cho 45.958 cơng trình/hộ. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong những năm qua đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2010, 89/90 xã đặc biệt khó khăn có đường ơ tơ đến trung tâm xã, 9 trung tâm cụm xã đã hồn thành nhựa hố đường giao thơng, thêm 324 bản có đường ơ tơ đến trung tâm bản, 70% số hộ ở các xã đặc biệt khó khăn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã có điện thoại, thêm gần 4.000 hộ được sử dụng điện sinh hoạt, 205/206 xã có trạm hạ thế điện đạt 99%, 97% xã có trạm y tế xã. Cũng trong thời gian trên ở các xã đặc biệt khó khăn đã có trên 7.000m2 trường lớp học và nhà bán trú học sinh được đưa vào sử dụng. Các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ, kênh mương, phục vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng thêm khả năng tưới tiêu trên 1.000 ha lúa nước, các cơng trình nhà văn hố, điểm du lịch sinh thái được đưa vào sử dụng, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng. Nhiều cơ sở vật chất kinh tế- xã hội quan trọng đang và sẽ tiếp tục được đầu tư, hỗ trợ đã góp phần quan trọng trong giải quyết những khó khăn về sản xuất và đời sống của đồng bào, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc xố đói giảm nghèo, cải thiện một bước chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

* Cơng tác di dân tái định cư thủy điện

Dự án ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sơng Đà, ra sốt quy hoạch, điều chỉnh dân ở những nơi cần thiết tiếp tục được triển khai thực hiện. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện sinh hoạt và sản xuất, nước sinh hoạt, thủy lợi, trường học; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển chăn ni, thủy sản, trồng rừng phịng hộ, rừng kinh tế; đào tạo nghề và chuyển giao kỹ thuật sản xuất trong vùng dự án được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng dự án không ngừng được cải thiện.

Thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ di chuyển dân tái định cư thủy điện Sơn La theo các mục tiêu, chỉ tiêu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ giao. Nhiệm vụ lịch sử di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La liên quan khăng khít với nhiệm vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La và liên quan đến nhiều địa bàn, hộ gia đình, dân tộc và nhiều lĩnh vực như đất đai, phong tục tập qn, chế độ chính sách, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, hệ thống chính trị cơ sở. Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền đã dành nhiều tâm sức, trí tuệ và tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, thông báo kết luận và tổ chức các hội nghị chuyên đề tổng kết thực tiễn, làm rõ những vấn đề mới đặt ra trong cơng tác di dân, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để lãnh đạo thực hiện; giải quyết được 09 khó khăn lớn và chỉ đạo thực hiện thành quy trình. Cơng tác di chuyển 12.584 hộ dân tái định cư đã hồn thành vào ngày 15.4.2010, góp phần đưa Tổ máy số 1 hoạt động vào cuối năm 2010 và khánh thành Nhà máy thủy điện Sơn La vào năm 2012. Đời sống và sản xuất của nhân dân vùng tái định cư từng bước ổn định, cải thiện, nội bộ đồn kết thống nhất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng.

3.1.1.2. Văn hóa - xã hội

Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo được quan

tâm chăm lo. Các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mơ trường lớp, số lượng học sinh. Hồn thành mục tiêu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển tiếp tục được quan tâm. Trong 10 năm qua tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 1.037 lớp với tổng số 60.342 lượt người, trong đó: cán bộ xã 10.342 lượt người; 44.819 người cán bộ bản và cộng đồng và dạy nghề cho 5.181 thanh niên dân tộc thiểu số; Hỗ trợ học sinh nghèo cho 261.031 lượt học sinh con hộ nghèo thuộc 90 xã khu vực III và 310 bản đặc biệt khó khăn xã khu vực II. Đến năm 2008, có 81/90 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Hàng năm số lượng học sinh là người dân tộc thiểu số thi đỗ vào các trường Đại học và cao đẳng ngày một tăng. Tỷ lệ học sinh, đặc biệt là học sinh nữ, dân tộc ít người như Mơng, Dao, Kháng, La Ha được huy động đến trường ngày càng cao. Học sinh là con em các dân tộc thiểu số được hưởng chế độ hỗ trợ học sinh bán trú dân ni và chính sách hỗ trợ 50% học phí. Hệ thống các trường nội trú, bán trú được củng cố và phát triển. Mạng lưới cơ sở đào tạo dạy nghề của tỉnh được mở rộng, góp phần cung cấp lao động đã được đào tạo phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng cao, cơ chế quản lý khoa học - công nghệ được đổi mới. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ vào công tác quản lý, giảng dạy, học tập, sản xuất và đời sống; nhiều đề tài khoa học đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính được đẩy mạnh. Việc quản lý mơi trường được quan tâm hơn.

Sự nghiệp y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo đúng mức. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, cơng tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm; nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, giảm đáng kể các bệnh xã hội; thực hiện tốt hơn việc

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w