và Nhà nước, chăm lo đoàn kết các dân tộc
Trong lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn ln coi trọng vấn đề dân tộc. Chính sách đối với dân tộc thiểu số là một bộ phận trong chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán song trong từng giai đoạn cách mạng, từng thời kỳ xây dựng đất nước nội dung chính sách có sự bổ sung phát triển cho phù hợp. Đặt trong tương quan với cả hệ thống chính sách nói chung của Đảng và Nhà nước ta, chính sách dân tộc có nội dung xun suốt, bao trùm là: thực hiện bình đẳng, đồn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.
Trong những năm đổi mới đất nước, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã thu được những thành quả bước đầu song vẫn
cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật nói đúng sự thật, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khi đánh giá về "vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu vùng xa" Đảng ta chỉ rõ:
Từ Đại hội VII và Đại hội VIII Đảng ta đã nói nhiều về vấn đề này nhưng làm chưa được bao nhiêu. Kinh tế vùng này vẫn chậm phát triển nhất, đời sống nhân dân các vùng này vẫn khó khăn nhất. Ý định của chúng ta là tốt, các chính sách vạch ra là đúng nhưng phải có giải pháp thế nào làm thay đổi được tình hình? Phải chăng cần xây dựng các nơng trường, lâm trường, cơ sở công nghiệp, thương mại... ở vùng này để giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và nâng cao đời sống [30, tr.20].
Quán triệt những quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, Tỉnh uỷ Sơn La đã luôn luôn quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngay sau khi có Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 72-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, tỉnh uỷ đã nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai Nghị quyết, đối với tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt cho cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh và cấp huyện. Quá trình tổ chức thực hiện phải có sơ kết tổng kết rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Tỉnh uỷ đã có nhiều chương trình, dự án cụ thể định kỳ có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó chính quyền các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Nhờ sự lãnh đạo sát sao, thường xuyên liên tục nên kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi đã có bước phát triển khá.