Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 38 - 43)

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta có nội dung xun suốt là đồn kết, bình đẳng tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ chung của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) đã viết: "Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc" [32, tr.440].

Sau ngày miền Bắc được hồn tồn giải phóng, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với việc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa: cải cách dân chủ, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nơng nghiệp, định canh định cư... ở miền Nam giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trong cả nước đã góp phần làm nên một đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Từ ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, chính sách dân tộc của Đảng được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc hoạch định hệ thống chính sách đồng bộ trong đó có chính sách dân tộc. Các văn bản có tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn lớn đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đó là Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (27/11/1989) Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi, đã nêu quan điểm chỉ đạo rất quan trọng:

Phát triển kinh tế- xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Một mặt các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện những chủ trương chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước. Mặt khác việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những

chủ trương chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của miền núi nói chung và của riêng từng vùng từng dân tộc, trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động sáng tạo của địa phương và cơ sở [9, tr.3].

Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII và các Nghị quyết của Đảng trong thời gian gần đây. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội VII (1991) đã xác định 6 đặc trưng của xã hội - xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, trong đó có nêu đặc trưng về quan hệ dân tộc ở Việt Nam là: "Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [28, tr.9].

Văn kiện Đại hội VII của Đảng khẳng định: "Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam" [28, tr.63].

Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố chính sách dân tộc ngày càng đặt đúng với tầm chiến lược như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:

Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện "bình đẳng, đồn kết, tương trợ" giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí tơn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh [30, tr.125-126].

Vấn đề dân tộc và đồn kết các dân tộc ln ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên và phát huy vai trị của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [33, tr.127].

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) năm 2003 đã ra Nghị quyết riêng về công tác dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng ta về vấn đề dân tộc, tạo ra bước chuyển biến to lớn trong lĩnh vực cơng tác này, góp phần củng cố khối đại đồn kết tồn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tiếp theo, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định

canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập qn, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt cơng tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc."

Đại hội XI của Đảng xác định: Bước sang thời kỳ đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với thế giới hiện đại, công tác dân tộc, đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước ta.

Trong quá trình đổi mới, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và trên cơ sở những bài học tổng kết từ thực tiễn, Nhà nước ta đã có những chương trình, dự án nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho từng dân tộc, từng vùng phát triển. Trong những năm qua Nhà nước đã có những chương trình, dự án lớn sau:

Chương trình định canh định cư (theo tinh thần Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989; Quyết định 72/QĐ-TTg, ngày 03/3/1990 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục đích ổn định sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng, nương, rẫy.

Chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc (theo Quyết định số 327/QĐ- TTg, ngày 12/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ) với mục tiêu là bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Chương trình quốc gia phịng chống và kiểm sốt ma túy (Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 29/01/1993) với nội dung chính là đưa các giống cây trồng, vật nuôi thay thế cho cây thuốc phiện. Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đồng bào dân tộc không trồng, hút, khơng tàng trữ, bn bán thuốc phiện.

Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã (theo Quyết định số 35/QĐ- TTg, ngày 03/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm tạo yếu tố, động lực thúc đấy quá trình phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Chương trình xóa đói giảm nghèo (Quyết định số 133/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng dẫn sản xuất hàng hóa, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa trong vùng, giúp đồng bào sớm hòa nhập với cộng đồng anh em trong khu vực và cả nước.

Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi (Quyết định số 135/QĐ-TTg, ngày 13/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục tiêu đến năm 2000 cơ bản hồn thành xóa các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2005 giảm các hộ nghèo xuống còn 25%.

Chương trình kinh tế trang trại (Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ) nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để phát triển miền núi bền vững.

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11.6.2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê chuẩn chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc thời kỳ 2001- 2005; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước

sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Bên cạnh các chương trình, dự án trên các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế- xã hội trong nước, các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới… cũng có những chương trình, dự án giúp cho các khu vực, các dân tộc thiểu số như: Chương trình phủ sóng truyền hình cho vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa; chương trình phủ sóng truyền thanh cho miền núi; chương trình giáo dục cho vùng dân tộc; chương trình nước sạch cho vùng thiếu nước sinh hoạt; chương trình giao thơng miền núi...

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quán triệt những nguyên lý, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là thực hiện giải phóng các dân tộc khỏi tình trạng áp bức của đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc, giải phóng các dân tộc khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cùng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Những nguyên lý chung đó cần được vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta.

Lĩnh vực dân tộc, chính sách dân tộc có nội dung rộng lớn địi hỏi nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng để vận dụng và thực hiện có hiệu quả cao hơn ở mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 38 - 43)