Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 43 - 55)

Thực hiện Quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, về công tác dân tộc và về công tác tôn giáo. Ban Thường vụ tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh quán triệt, triển khai Nghị quyết 23, 24, 25 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), đồng thời xây dựng chương trình hành động số 07 -CT/TW, ngày 06/5/2003 để thực hiện các nghị quyết của Trung Ương. Các

huyện, thị, đảng ủy trực thuộc, các ban, ngành đã xây dựng kế hoạch, mở hội nghị nghiên cứu, quán triệt và tổ chức quán triệt sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình triển khai, quán triệt học tập các nghị quyết đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về quan điểm chỉ đạo, mục đích, yêu cầu, các giải pháp thực hiện và tầm quan trọng của các nghị quyết, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. Chương trình hành động của Đảng bộ xác định rõ mục tiêu:

Tiếp tục củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; phát huy nội lực và nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, phấn đấu huy động cao nhất nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng thành cơng bản mới phát triển toàn diện; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả và giàu có; vận động nhân dân chuẩn bị tốt các điều kiện xây dựng Thủy điện Sơn La; chăm lo giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội; quyết tâm đưa tỉnh Sơn La ra khỏi trạng thái một tỉnh đặc biệt khó khăn vào năm 2005, trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2010 và vươn tới trở thành một trong những tỉnh giàu có của nước ta [76, tr.4].

Ban chấp hành đảng bộ nêu lên những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản: cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng và hồn thiện các chính sách đầu tư cho sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; giành sự quan tâm, ưu tiên hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và huy động được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, của đồng bào các dân tộc. Chú trọng nâng dần trình độ đồng đều về

dân trí giữa các vùng dân tộc; khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo làm giàu hợp pháp; giảm dần khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh.

Đối với công tác dân tộc, Đảng bộ xác định mục tiêu:

Thực hiện tốt chính sách dân tộc: Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc và với các tỉnh bạn. Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X.

Nhiệm vụ:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới; làm tốt công tác di dân, tái định canh, định cư phục vụ xây dựng Thủy điện Sơn La.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước trong đồng bào các dân tộc; nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thơng tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, chú trọng các trường dân tộc nội trú; củng cố kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao thể chất cho đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới; kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa IX).

Vận động, tổ chức đồng bào các dân tộc làm tốt công tác xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; củng cố lực lượng dân quân và an ninh cơ sở, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu

phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.

Việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa IX) đã được các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện, do vậy nhận thức của các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể, cán bộ đảng viên và nhân dân về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc; về cơng tác dân tộc được nâng lên, tạo bước chuyển biến rõ rệt về ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và của toàn dân trong tỉnh về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Cấp ủy, chính quyền đã tập trung chỉ đạo kiện tồn, củng cố bộ máy các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, cải tiến lề lối làm việc, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đoàn kết các dân tộc. Bằng các cơ chế, chính sách cụ thể, chính quyền các cấp đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tăng cường cơng tác y tế, văn hóa, giáo dục, quốc phịng, an ninh, tích cực chăm lo đời sống nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về đại đoàn kết các dân tộc, từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phát huy vai trị, vị trí, sức mạnh đại đồn kết tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước đạt kết quả cao, như tham gia thực hiện các Chương trình 134, 135 của Chính phủ, các chương trình dự án theo Quyết định 3665/QĐ-UBND, 177/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, hăng hái tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xóa nhà tạm, nhà dột nát, khuyến học, khuyến tài, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ; ban hành đồng bộ các chủ trương, chính sách để phịng chống ma túy và ký cam kết xây dựng các đơn vị đạt tiêu chuẩn khơng có ma túy trên địa bàn. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng gắn bó,

truyền thống đồn kết giữa các dân tộc anh em ngày càng được củng cố và phát huy.

Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX), Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm lồng ghép các nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ sản xuất và đời sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: chương trình nhà lớp học 2 tầng, nhà giáo viên và nhà bán trú cho học sinh các xã vùng 3; Quyết định 109/QĐ- UB ngày 19/1/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao cho các ban, ngành, các doanh nghiệp đỡ đầu các xã vùng 3; chương trình 925 về hỗ trợ xây dựng các cơng trình điện, đường, trường, trạm cho các xã, bản trong tồn tỉnh; chương trình phát triển giao thơng nơng thơn; thực hiện chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng theo Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001- 2005, Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 28/8/2003 của Ban Thường vụ tỉnh về lãnh đạo một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phịng an ninh và trật tự an tồn xã hội, Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 12/12/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3665/QĐ-UB ngày 20/10/2003 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ các bản đặc biệt khó khăn vùng biên giới chưa ổn định sản xuất và đời sống; Quyết định 177/2003/QĐ-UB ngày 12/12/2003 về một số chính sách hỗ trợ 300 bản đặc biệt khó khăn chưa ổn định sản xuất và đời sống trên địa bàn toàn tỉnh.

Sau 2 năm thực hiện các nghị quyết, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 101-KH/TU ngày 24/6/2005 chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể tiến hành tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình phụ trách, quản lý; thành lập tổ công tác của Ban Thường vụ tỉnh ủy tiến hành kiểm tra ở một số địa phương, đơn vị.

Năm 2005, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với 12 chương trình trọng tâm, trong đó có Chương trình phát huy sức mạnh đại đồn kết các dân tộc, thực hiện tốt nhiệm vụ di dân tái định cư và xây dựng Thủy điện Sơn La, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 về lãnh đạo công tác di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La; 08 nghị quyết chuyên đề, trong đó có Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 7/4/2006 về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng bản mới phát triển toàn diện; Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 25/4/2007 về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ và nguồn nhân lực. Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành 04 nghị quyết chuyên đề, trong đó có Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 10/2/2006 về phát triển đảng ở bản, trường học, trạm y tế chưa có đảng viên và tổ chức đảng; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/2/2006 về ổn định sản xuất và đời sống nhân dân các xã cịn đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Hướng dẫn số 35-HD/BDVTW ngày 26/1/2010 của Ban Dân vận Trung ương về thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị khố X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố IX) về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Ban Thường vụ tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn số 36-HD/TU ngày 29/4/2010.

Căn cứ Kết luận số 57-KL/TW ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị, liên hệ thực tiễn công tác dân tộc của địa phương để đánh giá những kết quả đạt được, những khuyết điểm, yếu kém; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó đề ra các chủ trương, biện pháp tạo chuyển biến rõ rệt trong cơng tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, tập trung vào những nội dung cụ thể:

Thống nhất nhận thức trong cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị- xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp về công tác dân tộc trong thời gian tới. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác dân tộc.

Trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức Đảng trong việc lãnh đạo đối với công tác dân tộc; ban hành những văn bản cần thiết để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố IX) về cơng tác dân tộc. Ổn định định canh, định cư, giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh. Quan tâm công tác cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng đời sống văn hố.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về cơng tác dân tộc theo quy định của pháp luật, tiếp tục thể chế hố chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển bền vững. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong việc phối hợp thực hiện có hiệu quả cơng tác dân tộc tại địa phương.

Trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân tộc và thực tiễn của địa phương, Đảng bộ tỉnh đã đề ra những chính sách cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh- quốc phịng.

Để góp phần đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, ngày 11/12/2003, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI đã ban hành Nghị quyết số

20-NQ/TU về tăng cường cơng tác phịng, chống ma tuý giai đoạn 2004- 2005 và tới năm 2010.

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 25/12/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Căn cứ các chủ trương và quy định của Trung ương, quán triệt quan điểm của Đảng “các dân tộc bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XII và thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, Ban Thường vụ tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số 441-QĐ/TU ngày 06 tháng 12 năm 2007 về việc xây dựng Đề án “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và đến năm 2015”, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, của

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 43 - 55)