Quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 55 - 69)

2.2.2.1. Việc thực hiện các nghị quyết

Sau 5 năm triển khai thực hiện các nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX), nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận và các đồn thể, của cán bộ đảng viên và nhân dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc; về cơng tác dân tộc; về công tác tơn giáo được nâng lên một cách tồn diện và sâu sắc hơn, tạo nên bước chuyển biến rõ rệt về ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và của tồn dân trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận cán bộ đảng viên trong Đảng bộ nhận thức đầy đủ và đúng đắn về phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc, về cơng tác dân tộc, về công tác tôn giáo; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo với những chủ trương và giải pháp thiết thực đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng được

các cấp uỷ, các ngành vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn địa phương, phù hợp với điều kiện và trình độ của từng vùng, từng dân tộc trên các lĩnh vực, coi trọng đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và phát triển, góp phần đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phịng, an ninh; coi trọng cơng tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Mặt trận và các đồn thể nhân dân phối hợp với chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng và tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân các dân tộc tích cực lao động sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, đẩy nhanh tiến độ xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới.

Tính đến năm 2007, xố được 24.194 nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng được 3.043 nhà “đại đoàn kết”, 100% khu dân cư triển khai 6 nội dung của cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, 35% khu dân cư đăng ký khu dân cư tiên tiến, 1.175 khu dân cư khơng có tệ nạn xã hội; 100% tổ dân phố, bản, tiểu khu trong toàn tỉnh đã tổ chức “ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”; 100% bản, tiểu khu, tổ dân phố xây dựng quy ước, hương ước, có 187/206 xã, phường có nhà văn hố đạt 92%; 877 bản, tiểu khu, tổ dân phố có nhà văn hố đạt 29%; 60% số hộ gia đình, 30% số cơ quan đơn vị, 25% số bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt chuẩn văn hoá, 4004 câu lạc bộ và 1.680 đội văn nghệ quần chúng thường xuyên hoạt động.

Niềm tin của các tầng lớp nhân dân, của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường và nâng cao; phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, khai thác và

sử dụng ngày càng có hiệu quả các nguồn lực, động viên được đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thi đua làm giàu, giúp nhau xố đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hoá… đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Quyết định 3665/QĐ-UB và 177/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ 364 bản đặc biệt khó khăn chưa ổn định sản xuất và đời sống, với chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn từ xã đến bản, hỗ trợ cho 11 chức danh ở bản được hưởng phụ cấp hàng tháng, đầu tư các phương tiện nghe nhìn, túi thuốc y tế, dụng cụ sinh hoạt gia đình, ni bị ln chuyển…; thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và “bản có cơng trình, dân có việc làm và thu nhập” đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Với sự lồng ghép các chương trình dự án, tỉnh đã đầu tư hỗ trợ cho 13.019 hộ với 81.894 nhân khẩu, tổng kinh phí hỗ trợ là 124.738 triệu đồng, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn đã được các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quan tâm triển khai thực hiện, nhất là coi trọng việc xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước ở bản, tiểu khu, tổ dân phố; đời sống nhân dân được nâng lên, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn, giữ gìn và phát huy; trẻ em được đến trường, người ốm được quan tâm khám chữa bệnh, nhân dân tích cực tham gia phịng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”, xây dựng gia đình văn hố, thực hành tiết kiệm, bảo vệ tài sản cơng, giữ gìn vệ

sinh, bảo vệ mơi trường, tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong khó khăn, góp phần gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Sau khi Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ được ban hành, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ ổn định sản xuất và đời sống của các xã cịn đặc biệt khó khăn và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các xã đặc biệt khó khăn thuộc nguồn vốn Trung ương cấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2625/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 về việc kiện tồn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xố đói giảm nghèo; Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất; đất ở; nhà ở và nước sinh hoạt; Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường; Chương trình giao thơng nơng thơn của tỉnh. Ngày 19/4/2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1080/QĐ-UB về việc kiện tồn Ban chỉ đạo xố đói giảm nghèo và định canh định cư, nhằm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư vào cùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân ở các xã cịn đặc biệt khó khăn.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, các ngành chức năng và Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình xố đói giảm nghèo; Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhiều Nghị quyết nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất và đời sống cho các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Mặt khác, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, ban hành một số cơ chế riêng nhằm lồng ghép các nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ sản xuất và đời sống cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến nơng viên cơ sở; tiếp tục bố trí vốn thực hiện

Chương trình 925 về xây dựng các cơng trình hạ tầng cho thơn, bản; Chương trình mở đường ơ tơ đến trung tâm xã; Chương trình phát triển giao thơng nơng thơn; Chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ phát triển văn hoá xã hội theo Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ.

Có thể nói, sau khi có Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ổn định sản xuất và đời sống nhân dân các xã cịn đặc biệt khó khăn. Sau 2 năm tổ chức thực hiện mục tiêu ổn định sản xuất và đời sống cho các xã cịn đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh uỷ, bằng sự lồng ghép vốn của các chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia, toàn tỉnh đã tập trung đầu tư hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn với nguồn vốn khoảng 2.378.714 triệu đồng (chiếm gần 45% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh).

Kết luận số 1333-KL/TU, ngày 09/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010. Ban thường vụ tỉnh uỷ kết luận:

Thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Đồn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đã tích cực hưởng ứng, triển khai tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, thiết thực góp phần thực hiện tốt cơng tác xố đói giảm nghèo, trong đó xây dựng nhà ở, xố nhà dột nát cho người nghèo ở các địa phương, cơ sở trong tỉnh. Trong 5 năm 2001- 2006 toàn tỉnh đã giảm được 24.194 hộ nghèo và 5.000 nhà tạm. Đến cuối năm 2007, tồn tỉnh có 13 xã, thị trấn đã hồn thành chương trình xố nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo. Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” [76, tr.89].

2.2.3.2. Việc thực hiện các chương trình chính sách trên địa bàn * Chương trình 135

Trong năm 1999 - 2005, để giúp các xã đặc biệt khó khăn ổn định đời sống và phát triển sản xuất bằng lồng ghép các chương trình dự án. Uỷ ban

nhân dân tỉnh đã bố trí vốn đầu tư ở 86 xã đặc biệt khó khăn là: 502.319 triệu đồng; bình qn mỗi xã được 834 triệu đồng/năm (tính bình quân cả 7 năm).

Kết quả đầu tư bằng vốn chương trình 135, tổng vốn đầu tư là 326.948 triệu đồng, trong đó: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 249.055 triệu đồng bằng 76,18% vốn đầu tư của chương trình 135, tổng số cơng trình được đầu tư xây dựng: 388 cơng trình, tổng số cơng trình đã đưa vào sử dụng: 353 cơng trình, số cơng trình cịn dở dang là 30 cơng trình, hiệu quả sử dụng của các cơng trình đạt 92%. Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư do năng lực quản lý dự án của các xã trong vùng có hạn, tuy một số huyện đã giao cho xã làm chủ đầu tư nhưng xã chưa đủ khả năng đảm nhận. Uỷ ban nhân dân các huyện phải làm chủ đầu tư thay cho Uỷ ban nhân dân các xã. Đầu tư xây dựng trung tâm cụm xã: 65.697 triệu đồng bằng 20,09% tổng vốn đầu tư của chương trình 135, tổng số cơng trình được đầu tư xây dựng: 106 cơng trình. Đầu tư cho quy hoạch bố trí sắp xếp dân cư với số vốn: 3.985 triệu đồng với tổng số hộ bố trí thuộc diện quy hoạch: 814 hộ. Đối với dự án ổn định, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tổng số vốn 282.941,8 triệu đồng, đã thực hiện 282.941,8 triệu đồng, Trong đó, nguồn vốn thuộc chương trình 135 là: 6.360 triệu đồng. Các huyện đã chủ động triển khai thực hiện các mơ hình, giúp cho các gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển hướng sản xuất, ổn định đời sống. Đặc biệt mơ hình thuỷ ln tại xã É Tòng huyện Thuận Châu phát huy tốt hiệu quả trong điều kiện địa hình xã đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình trong vùng dự án đã có thu nhập từ 10 - 25 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn. Đào tạo cán bộ xã, bản với số vốn là 1.851 triệu đồng, số lượng cán bộ được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng là 3.712 lượt người. Thông qua công tác tập huấn và đào tạo đã giúp cán bộ xã, bản nắm bắt được nội dung cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở cơ sở, giúp các hộ phát triển sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

Giai đoạn 2006 - 2010, số vốn chương trình 135 được giao là 715.392 triệu đồng. Trong đó:

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số vốn là: 101.140 triệu đồng, đã hỗ trợ trực tiếp cho 19.658/29.704 hộ nghèo, đạt 66% kế hoạch, 34% kế hoạch tiếp tục thực hiện vào năm tiếp theo; triển khai xây dựng được 902 mơ hình phát triển kinh tế các loại với 21.420 hộ tham gia (gồm mơ hình sản xuất cây, con, chăn ni bị, dê, lợn và gia súc gia cầm).

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng với số vốn là: 438.200 triệu đồng, đầu tư phát triển 897 cơng trình, đạt 96,1% kế hoạch. Duy tu bảo dưỡng được 85 cơng trình, vốn: 20.113 triệu đồng.

Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bản và cộng đồng, số vốn là: 30.580 triệu đồng, tổng số người được đào tạo, bồi dưỡng: 30.342 lượt người và tổng số 537 lớp, đạt 100% kế hoạch. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung những kiến thức nơng, lâm nghiệp tổng hợp; các chủ trương, chính sách dân tộc, kiến thức quản lý chương trình 135, nghiệp vụ quản lý dự án, nghiệp vụ đấu thầu.

Dự án hỗ trợ các dịch vụ nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. trong đó hỗ trợ hoạt động văn hố, pháp lý: năm 2007 cho 71 xã khu vực III, năm 2008, năm 2009 cho 88 xã khu vực III và 24 bản đặc biệt khó khăn xã khu vực II, năm 2010 cho 91 xã khu vực III và 204 bản đặc biệt khó khăn xã khu vực II được Uỷ ban nhân dân huyện giao cho xã quản lý và sử dụng vốn theo hướng dẫn của tỉnh. Đặc biệt 90 xã thuộc diện thụ hưởng chương trình đã thành lập được 90 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo cho 90 xã khu vực III và 310 bản đặc biệt khó khăn khu vực II, cho 161.031 lượt học sinh con hộ nghèo, công tác hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và chính sách quy định.

* Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg

Trên cơ sở đề án 134 của tỉnh, huyện- thị đã được phê duyệt, giai đoạn 2005- 2006, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tham mưu xây dựng kế hoạch thực

hiện Chương trình 134/TTg với lộ trình là tập trung ưu tiên giải quyết nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo cụ thể:

Năm 2005 tổng vốn 19.000 triệu đồng trong đó giành 8.414 triệu đồng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH (Trang 55 - 69)