Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 39 - 41)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.5. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

Ở Việt Nam, định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định từ Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá VII (1-1993). Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII (12-1996) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thƣờng xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Đây là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự phát triển của nƣớc ta. Do đó, tƣ tƣởng này đƣợc thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998) và đƣợc cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4-1999).

Nội dung cơ bản của phƣơng hƣớng này là chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh, làm cho ngƣời học phải huy động toàn bộ chức năng tâm lý, toàn bộ nhân cách và các điều kiện của bản thân để chủ động phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu giáo dục do thầy giáo và nhà trƣờng đặt ra. Thực hiện đƣợc phƣơng hƣớng này, chúng ta sẽ thực sự biến đƣợc quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. “Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng năng lực tự học của ngƣời học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên” (Luật Giáo dục, chƣơng I điều 4).

44

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Khái niệm đổi mới PPDH là một phạm trù của khoa học giáo dục. Việc đổi mới PPDH cần dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục. Khoa học giáo dục là lĩnh vực rất rộng lớn và phức hợp, có nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì vậy việc đổi mới PPDH cũng đƣợc tiếp cận dƣới rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuỳ theo mỗi cách tiếp cận khác nhau có thể có những quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH. Vì vậy có những định hƣớng và những biện pháp khác nhau trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên không có công thức chung duy nhất trong việc đổi mới PPDH. Trong thực tiễn cần xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể để xác định và áp dụng những định hƣớng, biện pháp thích hợp. Dựa trên khái niệm chung về PPDH, có thể hiểu: Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách thức làm

việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.

Đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm: Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; đổi mới PPDH trên lớp học; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; đổi mới PPDH đối với học sinh là đổi mới phƣơng pháp học tập [8].

45

CHƢƠNG 2: SỰ THAY ĐỔI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)