Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 31 - 32)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.4.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống

PPGD truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc đƣợc truyền từ lâu đời và đƣợc bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPGD này lấy hoạt động của ngƣời thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng ngƣời Braxin đã gọi PPGD này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là ngƣời thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là ngƣời nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPGD truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phƣơng pháp này đƣợc thiết kế kiểu đƣờng thẳng theo hƣớng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phƣơng pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Do quá đề cao ngƣời dạy nên nhƣợc điểm của PPGD truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của ngƣời học; do đó kỹ năng ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế [34].

* Đặc điểm của PPGD truyền thống

+ Giáo viên giữ vị trí trung tâm.

+ Giáo viên quan tâm chủ yếu tới cách trình bày của mình sáng sủa, rõ ràng, logic và dễ hiểu.

+ Giáo viên chƣa quan tâm đến “cái mà HS cần nắm đƣợc”. + Học sinh học theo kiểu bắt chƣớc và thụ động tiếp thu.

36

+ Kiến thức đƣợc trực tiếp và dƣới dạng có sẵn.

+ Giáo viên có vai trò gần nhƣ tuyệt đối trong việc kiểm tra và đánh giá. Phƣơng pháp điển hình của PPGD truyền thống là phƣơng pháp thuyết trình. Đặc điểm cơ bản nổi bật của phƣơng pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Vì vậy, phƣơng pháp thuyết trình còn có tên gọi là phƣơng pháp thuyết trình thông báo - tái hiện. Phƣơng pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò. Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến học sinh. Học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tƣ duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ. Nhƣ vậy, những kiến thức đến với học sinh theo phƣơng pháp này gần nhƣ đã đƣợc thầy "chuẩn bị sẵn" để trò thu nhận, sự hoạt động của trò tƣơng đối thụ động. Phƣơng pháp thuyết trình chỉ cho phép ngƣời học đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức.

Thuyết trình kiểu thuật chuyện: Giáo viên có thể thông qua những sự kiện kinh tế - xã hội, những câu chuyện hoặc tác phẩm văn học, phim ảnh… làm tƣ liệu để phân tích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tƣợng, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học [32].

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)