Phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 30 - 31)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.4. Phƣơng pháp giảng dạy

Phƣơng pháp giảng dạy (PPGD) là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung chƣơng trình giảng dạy, thì PPGD của giáo viên sẽ quyết định chất lƣợng quá trình dạy học.

Trong triết học, vấn đề phƣơng pháp đƣợc đề cập từ khá lâu. Thuật ngữ “phƣơng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là con đƣờng, cách thức vận động của một sự vật hiện tƣợng. Trong thực tế, phƣơng pháp giảng dạy hay còn đƣợc gọi là phƣơng pháp dạy học thƣờng đƣợc hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định. Định nghĩa về phƣơng pháp dạy học đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa PPGD là những con đƣờng, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Tác giả Phạm Viết Vƣợng (2000) đã đƣa ra định nghĩa một cách chi tiết: phƣơng pháp là con đƣờng, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tƣợng theo mục đích đã định [40].

Khái niệm PPGD ở đây đƣợc hiểu với nghĩa hẹp, đó là các PPGD cụ thể, các mô hình hành động. PPGD là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể. PPGD cụ thể quy định những mô hình hành động của giáo viên và học sinh. Ngƣời ta ƣớc tính có tới hàng trăm PPGD cụ thể, bao gồm những PP chung cho nhiều môn và các PP đặc thù bộ môn. Bên cạnh

35

các PPGD truyền thống quen thuộc nhƣ thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu, có thể kể ra một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp, Phƣơng pháp Đóng vai, v.v.[8]

Tóm lại: PPGD là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định và chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh, chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)