Hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 26 - 27)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.2. Hoạt động giảng dạy

Giảng dạy là sự điểu khiển tối ƣu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách.

Giảng dạy và học tập có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học tập nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập.

Giảng dạy có hai chức năng thƣờng xuyên tƣơng tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học (GS. Nguyễn Ngọc Quang).

Theo PGS. Lê Đức Ngọc - ĐHQG Hà Nội thì dạy đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và và dạy cảm nhận. Tùy theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội - nhân văn, Cơ bản hay Công nghệ, Kĩ thuật ....) và tùy theo mục tiêu đào tạo (đại học hay sau đại học, chuyên môn hay nghiệp vụ,....) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp.

31

Tính nghệ thuật của việc giảng dạy đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của ngƣời dạy làm sao cho khơi dậy đƣợc tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của sinh viên để nhận thức, để cảm nhận và để có kĩ năng cao.

Giảng dạy thƣờng gồm 3 hoạt động chủ yếu sau:

+ Chuẩn bị đề cƣơng môn học: Đây là một trong những việc quan trọng mà giảng viên cần thực hiện trƣớc khi tổ chức giảng dạy cho sinh viên. Việc chuẩn bị đề cƣơng môn học không những có ảnh hƣởng đến thái độ và phƣơng pháp học tập của sinh viên mà còn ảnh hƣởng đến chính phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên;

+ Phƣơng pháp giảng dạy: Đây là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung chƣơng trình dạy học thì phƣơng pháp giảng dạy sẽ quyết định chất lƣợng hoạt động giảng dạy;

+ Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá: Hoạt động kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời hoạt động dạy và học. Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết quá trình giảng dạy đã tác động nhƣ thế nào đến ngƣời học. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá học viên là công việc thƣờng xuyên mà giảng viên nào cũng phải thực hiện. Phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá gồm hai thành phần là phƣơng pháp kiểm tra và phƣơng pháp đánh giá. Đánh giá là bƣớc tiếp theo của kiểm tra, thi.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)