Phƣơng pháp giảng dạy tích cực

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 32 - 39)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.4.2. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực

PPGD tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. "Tích cực" trong PPGD tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với hoạt động thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực [32].

PPGD tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy nhiên để giảng dạy theo phƣơng pháp giảng dạy tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống [15].

37

* Bản chất của phƣơng pháp tích cực:

 Khai thác động lực học tập trong bản thân ngƣời học để phát triển chính họ.  Coi trọng lợi ích và nhu cầu của ngƣời học.

 Tạo khả năng để ngƣời học thích ứng tốt với đời sống xã hội.

* Những đặc trƣng của phƣơng pháp tích cực:

 Giáo viên là ngƣời đạo diễn, trọng tài, cố vấn, tổ chức. Học sinh là chủ thể, trở thành trung tâm đƣợc định hƣớng để tự xây dựng kiến thức mới.

 Kiến thức đƣợc truyền thụ do sự khám phá của học sinh qua quá trình hoạt động giải quyết vấn đề.

 Thay đổi cách thi cử và đánh giá học sinh, giáo viên.

 Giáo viên hƣớng dẫn phƣơng pháp học theo nhóm, ở lớp, ở nhà [15].

Một số phƣơng pháp tiêu biểu cho PPGD tích cực là: Phƣơng pháp dạy học Đặt và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp dạy học Nhóm, phƣơng pháp dạy học Dự án, phƣơng pháp Đóng vai, Phƣơng pháp Công não, Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp…[8].

* Phƣơng pháp dạy học Đặt và giải quyết vấn đề:

Khái niệm vấn đề: Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chƣa có quy luật sẵn cũng nhƣ những tri thức, kỹ năng sẵn có chƣa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vƣợt qua. Một vấn đề đƣợc đặc trƣng bởi ba thành phần: Trạng thái xuất phát: không mong muốn; Sự cản trở; Trạng thái đích: trạng thái mong muốn;

Vấn đề khác với nhiệm vụ thông thƣờng ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng nhƣ những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trƣớc một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhƣng chƣa biết bằng cách nào, chƣa đủ phƣơng tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết.

Khái niệm dạy học Đặt và giải quyết vấn đề: Dạy học Đặt và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức,

38

giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tƣ duy và nhận thức của con ngƣời. “Tƣ duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein). Vì vậy theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, quá trình dạy học đƣợc tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề.

Dạy học Đặt và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên. Sinh viên đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức. Có nhiều quan niệm cũng nhƣ tên gọi khác nhau đối với dạy học Đặt và giải quyết vấn đề nhƣ dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề v.v. Mục tiêu cơ bản của Dạy học Đặt và giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề [8].

Đặc trƣng của PPGD Dạy học Đặt và giải quyết vấn đề là học sinh có thể thu đƣợc những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất, kiến thức bao phủ trên một diện rộng, học sinh chủ động tự giác trong học tập. PPGD này làm chuyển đổi các hoạt động học sinh từ thụ động sang tính tích cực, chủ động và giáo viên có vai trò khơi dậy các vấn đề và hƣớng dẫn ngƣời học. Chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của học sinh và giáo viên [15].

Trong PPGD này việc thảo luận trong nhóm là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, nó không những giúp mỗi cá nhân phát triển đƣợc khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển đƣợc quá trình nhận thức (đọc hiểu, phân tích, đánh giá,…) [15].

* Phƣơng pháp Đóng vai:

Đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Phƣơng pháp đóng vai có những ƣu điểm sau:

- Học sinh đƣợc rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trƣờng an toàn trƣớc khi thực hành trong thực tiễn.

39

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

* Phƣơng pháp Động não:

Động não là phƣơng pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

Thực hiện phƣơng pháp này, giáo viên cần đƣa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.

Cách tiến hành: Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm; Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt; Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đƣa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trƣờng hợp trùng lặp; Phân loại ý kiến; Làm sáng tỏ những ý kiến chƣa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý [8].

* Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp:

Khái niệm và đặc điểm: Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp trong giáo dục và đào tạo có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20. Từ năm 1908, trƣờng thƣơng mại Harvard ở Boston (Mỹ) đã sử dụng trong việc đào tạo các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp. Trong dạy học Nghiên cứu trƣờng hợp, thay vì trình bày lý thuyết, ngƣời ta bàn thảo về những trƣờng hợp cụ thể trong thực tiễn [8].

Nhƣ vậy Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp là một phƣơng pháp dạy học, trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trƣờng hợp (tình huống) đƣợc lựa chọn trong thực tiễn. Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp là một PPDH, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp là phƣơng pháp điển hình của Phƣơng pháp dạy học theo tình huống và dạy học giải quyết vấn đề.

40

Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp đề cập đến một tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, tình huống đó đã gặp hoặc có thể gặp trong cuộc sống và công việc nghề nghiệp hàng ngày. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở lập luận. Các trƣờng hợp cần đƣợc xử lý về mặt lý luận dạy học. Bên cạnh việc mô tả trƣờng hợp (mô tả sự kiện) cần có sự lý giải, phân tích về mặt lý luận dạy học, dƣới dạng những định hƣớng, trợ giúp cho việc dạy và học phù hợp với mục đích đặt ra.

Có thể đƣa ra những đặc điểm sau đây của Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp:

+ Trƣờng hợp đƣợc rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn dạy học. Do đó một trƣờng hợp thƣờng mang tính phức hợp.

+ Mục đích hàng đầu của Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp không phải là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mà là việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.

+ Sinh viên đƣợc đặt trƣớc những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng các phƣơng án giải quyết vấn đề cũng nhƣ đánh giá các phƣơng án đó, để quyết định một phƣơng án giải quyết vấn đề.

+ Sinh viên cần xác định những phƣơng hƣớng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra quyết định [8].

* Phƣơng pháp Dạy học nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó sinh viên của một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn lớp.

Dạy học nhóm còn đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhau nhƣ dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải là một phƣơng pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phƣơng pháp làm việc khác nhau đƣợc sử dụng. Khi

41

không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng đƣợc gọi là PPDH nhóm. Số lƣợng HS trong một nhóm thƣờng khoảng 4 - 6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

Dạy học nhóm thƣờng đƣợc áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhƣng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể đƣợc sử dụng để tiến hành các thí nghiệm và tìm các giải pháp cho những vấn đề đƣợc đặt ra. Trong các môn nghệ thuật, âm nhạc, các môn khoa học xã hội, các đề tài chuyên môn có thể đƣợc xử lý độc lập trong các nhóm, các sản phẩm học tập sẽ đƣợc sẽ tạo ra. Trong môn ngoại ngữ có thể chuẩn bị các trò chơi đóng kịch,.... Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm học sinh hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng.

PPGD nhóm đang là một trong những phƣơng pháp tích cực nhằm hƣớng tới mục tiêu giúp học sinh tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại. Trong phƣơng pháp này học sinh làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã đƣợc phân công sẵn mà không cần sự giám sát trực tiếp của giáo viên.

Đặc trƣng của PPGD này là học sinh ý thức đƣợc khả năng của mình, nâng cao niềm tin của học sinh vào việc học tập, khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Ngoài ra, học sinh có thề cải thiện mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân thông qua việc làm việc theo nhóm [15].

* Phƣơng pháp dạy học Dự án

a) Khái niệm Dự án:

Thuật ngữ Dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay đƣợc hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong

42

quản lý xã hội... Dự án là một dự định, một kế hoạch cần đƣợc thực hiện trong điều kiện thời gian, phƣơng tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt đƣợc mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, đƣợc thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.

Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau: + Có mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng;

+ Có thời gian qui định cụ thể;

+ Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn; + Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác); + Mang tính phức hợp, tổng thể;

+ Đƣợc thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. b) Khái niệm dạy học Dự án:

Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp hay hình thức dạy học. Khái niệm Project đƣợc sử dụng trong các trƣờng dạy kiến trúc-xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16. Từ đó tƣ tƣởng dạy học dự án lan sang Pháp cũng nhƣ một số nƣớc châu Âu khác và Mỹ, trƣớc hết là trong các trƣờng đại học và chuyên nghiệp. Đầu thế kỷ 20 các nhà sƣ phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phƣơng pháp dạy học Dự án (The Project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhƣợc điểm của dạy học truyền thống coi thầy giáo là trung tâm. Ban đầu, phƣơng pháp dạy học dự án đƣợc sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau đƣợc dùng trong hầu hết các môn học khác, cả các môn khoa học xã hội. Sau một thời gian phần nào bị lãng quên, hiện nay phƣơng pháp dạy học Dự án đƣợc sử dụng phổ biến trong các trƣờng phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nƣớc phát triển. Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã đƣợc sử dụng trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học Dự án. Tuy vậy trong lĩnh vực lý luận dạy học, PPDH này chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng, nên việc sử dụng chƣa đạt hiệu quả cao.

43

Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học dự án. Ngày nay dạy học Dự án đƣợc nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều PPDH cụ thể đƣợc sử dụng. Tuy nhiên khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH, ngƣời ta cũng gọi là phƣơng pháp dạy học Dự án, khi đó cần hiểu đó là PPDH theo nghĩa rộng, một PPDH phức hợp. Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học Dự án. [8].

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại các trường đại học (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)