GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 71 - 74)

2012 Sáu tháng đầu năm

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG

CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

5.1.1. Thuận lợi

 Ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm.

 Chính Phủ, Bộ Y Tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng.

 Sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường nội địa và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên Thế giới.

 Nhà máy sản xuất capsule của Công ty hiện là một trong số ít các nhà máy tại Việt Nam sản xuất loại sản phẩm này. Năng lực sản xuất hiện tại của nhà máy đã đạt tối đa và với sản lượng khoảng 2 tỷ viên nang rỗng/năm, công ty đang nắm giữ 30% thị phần cả nước với hệ khách hàng lớn và ổn định trong ngành.

 Hệ thống phân phối khá rộng: gồm 27 chi nhánh, Công ty thành viên và đại lý phân phối tại những vùng kinh tế, khu vực trên toàn quốc. Thông qua đó, Công ty chiếm 25% thị phần dược của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 Hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty khá hiện đại và đồng bộ, được trang bị đầy đủ ở khắp các khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo năng suất sản xuất đạt cao, sản phẩm làm ra đạt chất lượng, tiêu chuẩn.

5.1.2. Khó khăn

 Sự canh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty Dược trong nước với nhau, cũng như cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nước ngoài.

 Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu gần như là 90%. Do đó, Công ty chịu ảnh hưởng biến động giá nguyên liệu trên thế giới cũng như các rủi ro về tỷ giá.

 Vốn lưu động còn hạn chế, không đủ để dự trữ nguyên vật liệu nên dễ bị ảnh hưởng khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi.

 Công tác quản lý tài chính còn nhiều yếu kém: quản lý vốn lưu động chưa hiệu quả, hàng tồn kho lớn, vay nợ ngân hàng lớn, nhiều bút toán kế toán trọng yếu bị đơn vị kiểm toán điều chỉnh.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

 Công ty cần tái cấu trúc lại nguồn vốn theo hướng bổ sung vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay thông qua huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, ưu tiên phát hành cho đối tác chiến lược có thể giúp Công ty phát triển ngành kinh doanh dược phẩm. Vì với cấu trúc vốn có hệ số nợ cao như vậy, tăng trưởng sẽ chững lại và công ty có thể để thị trường rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

 Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày

càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Do ngành sản xuất nguyên liệu dược phẩm trong nước còn kém phát triển, chưa sản xuất được nhiều nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của ngành Dược, nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nên hầu như không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, công ty cần tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo giá cả nhập khẩu nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm.

 Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng, then chốt quyết định sự thành công của công ty. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo công ty cần đẩy mạnh tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên,…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 71 - 74)