Bảng 15: Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Chi phí nhân viên
quản lý 11.749.471 13.474.059 11.243.413 1.724.588 14,68 -2.230.646 -16,56 CP Khấu hao TSCĐ 696.418 559.359 324.424 -137.059 -19,68 -326.935 -58,49 Dự phòng các khoản khó đòi 265.130 235.841 231.312 -29.649 -11,18 -4.592 -1,95 Chi phí tiếp khách 1.146.646 998.623 1.423.231 -148.023 -12,91 424.608 42,52 Chi phí khác 14.837.280 15.400.944 12.652.809 563.664 3,80 -2.748.135 -17,84 Chi phí quản lý 28.694.945 30.668.826 25.875.189 1.973.881 6,88 -4.793.637 -15,63
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của công ty. Chi phí
quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản mục như chi phí nhân viên quản lý (CP nhân viên quản lý), chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp (CP KH TSCĐ), các khoản dự phòng phải thu khó đòi…
Qua bảng trên, ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không ổn định. Năm 2010 chi phí quản lý đạt giá trị hơn 28 tỷ đồng, sang năm 2011 chi phí tăng nhẹ đạt giá trị gần 2 tỷ đồng tương đương 7%, nhưng đến năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm tương đối lớn so với năm trước với giá trị gần 5 tỷ đồng tương đương giảm 16%.
Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Trong năm, công ty thực hiện tăng lương cho nhân viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đồng thời chi khám sức khỏe định kỳ cho 100% công nhân nên chi phí này tương đối tăng so với năm trước. Do biến động giá cả năm 2011, các chi phí quản lý doanh nghiệp khác như chi phí văn phòng phẩm, dịch vụ mua ngoài, chi phí tiếp khách… đều tăng cao so với năm 2010. Chính vì vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 đã tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2010.
Trong năm 2012, công ty không tuyển thêm nhân viên phục vụ công tác quản lý, công ty đã chuyển một phần nhân viên bên bộ phận quản lý sang bộ phận bán hàng nên đã làm chi phí nhân viên quản giảm hơn 2 tỷ đồng. Năm 2012, lạm phát trong nước ổn định ở mức 7,5% nên các chi phí phát sinh khác của bộ phận quản lý doanh nghiệp cũng giảm theo so với năm 2011. Kết quả sang năm 2012 chi phí này đã giảm được đến 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm thì năm 2012 có chi phí quản lý hiệu quả nhất do các chi phí tăng rất thấp, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Bảng 16: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012
Sáu tháng đầu năm 2013
Sáu tháng đầu năm 2013/ Sáu tháng đầu
Số tiền %
Chi phí nhân viên quản lý 5.324.853 7.163.419 1.838.566 34,53
CP Khấu hao TSCĐ 224.359 724.144 499.785 222,76
Dự phòng các khoản khó đòi 125.841 735.312 609.471 484,32
Chi phí tiếp khách 421.684 3.423.231 3.001.547 712,80
Chi phí khác 6.177.720 12.113.569 5.935.849 96,08
Chi phí quản lý 12.274.457 24.159.675 11.885.218 96,83
Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Hầu hết các chi phí đều tăng cao so với cùng kỳ. Chi phí nhân viên quản lý tăng gần 2 tỷ tương đương 35% do số lượng nhân viên tăng, cùng với đó là tiền lương được điều chỉnh tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng gần nửa tỷ tương đương 223% do tài sản cố định trong hoạt động quản lý của công ty (máy vi tính, bàn làm việc, trang thiết bị văn phòng) được công ty đầu tư thêm cho bộ phận quản lý, nên mức khấu hao tài sản cố định công ty tăng cao. Bên cạnh đó, do công ty tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã trích lập dự phòng các khoản khó đòi cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Để phục vụ cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nên chi phí tiếp khách phát sinh trong kỳ rất nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng biến động chi phí của bộ phận. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng quá cao sẽ làm giảm đi nguồn lợi nhuận cho công ty, vì vậy công ty cần áp dụng các biện pháp tiết kiệm, giảm dần tỷ lệ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp trong những tháng còn lại, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.