Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Kết quả công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Phú Xuân,

2.2.3. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

21

* Trong việc cưới

Trong những năm qua, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Các cấp ủy, chính quyền xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhờ tham gia các phong trào, thực hiện nếp sống văn hóa mà những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương được giữ gìn và phát triển, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt. Đến nay, khơng cịn tình trạng tảo hơn, ép cưới; nam nữ đều tự nguyện kết hôn, cùng nhau thực hiện tốt Luật Hơn nhân gia đình; một số thủ tục lạc hậu, nghi thức thách cưới rườm rà đã được loại bỏ, khơng tổ chức ăn uống linh đình, mở loa đài quá công suất...

* Trong việc tang

Những năm qua, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã đã đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo những quyết định, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua thời gian triển khai, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang đã đi vào nền nếp và tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của nhân dân.

Xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Các thôn đã thành lập ban tang lễ nhằm động viên tinh thần và giúp gia đình có tang tổ chức các nghi thức trong lễ tang. Các đám tang khơng cịn các hủ tục: Đưa tang bắc cầu, lăn đường, khóc mướn, rải vàng mã và tiền lẻ trên đường đưa tang, việc sử dụng vòng hoa luân chuyển dần được thực hiện. Đặc biệt, thực hành tiết kiệm: Không mời thuốc lá, mời khách ăn uống và ngày càng nhiều gia đình chọn hình thức hỏa táng người qua đời.

* Trong lễ hội

Thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 22

21/01/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn thành phố và các văn bản có liên quan. Xác định cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương gắn với phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt tín ngưỡng. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tránh phơ trương, hình thức; khuyến khích tổ chức các trị chơi dân gian truyền thống; tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng lành mạnh.

UBND xã đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch lễ hội từ đầu năm, thành lập Ban tổ chức lễ hội khi có lễ hội diễn ra trên địa bàn theo đúng quy trình, thủ tục tổ chức lễ hội và báo cáo về Phịng Văn hóa và Thơng tin theo quy mô của lễ hội. Ban tổ chức được thành lập theo quyết định của từng cấp chính quyền làm Trưởng ban, thành viên gồm đại diện ngành Văn hóa, Cơng an, Mặt trận Tổ quốc, Y tế, đại diện các ngành, đồn thể hoặc các nhân khác có liên quan đến việc tổ chức lễ hội. Ban tổ chức lễ hội chịu trách nhiệm quản lý, điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo. Ban tổ chức lễ hội phải thực hiện nghiêm túc các Quy định hiện hành của nhà nước.

Các thôn căn cứ kế hoạch của UBND xã về chỉ đạo tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn xã ban lãnh đạo các thơn phải có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với ban mặt trận cơ sở, các chi hội đồn thể của thơn tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn của UBND, tăng cường việc vận động các tầng lớp nhân tại cơ sở ủng hộ thực hiện.

Các lễ hội trên địa bàn xã đều thực hiện theo đúng quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và mang đậm dấu ấn lịch sử của địa phương, khơng có hành vi mê tín dị đoan, khơng vi phạm pháp luật. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội được coi trọng, hiện tượng đốt vàng mã, lên hương tại các lễ hội đã được bà con lưu ý hơn trước. Đặc biệt phần lễ được tổ chức trang trọng kết hợp hài hòa giữa nghi lễ truyền thống và hiện đại. Phần hội đã khai thác được các trò chơi truyền thống dân gian

23

mang dấu ấn đậm nét của quê hương góp phần khai thác, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, vui chơi giải trí của đơng đảo nhân dân và du khách thập phương.[Hình 4]

Trong xã hàng năm có lễ hội chùa Quốc Bảo Tự và lễ hội chùa Phú Lạc thường diễn ra vào đầu tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức diễn ra trong khơng khí vui tươi, lành mạnh với các trị chơi dân gian, như: đấu vật, cờ tướng...; xây dựng chương trình văn nghệ, biểu diễn phục vụ nhân dân với các làn điệu dân ca, dân vũ và các hình thức diễn xướng văn hóa dân gian truyền thống. Thơng qua lễ hội kịp thời động viên nhân dân phấn khởi đón xuân, hăng hái sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng tính cộng đồng, tăng cường giao lưu văn hóa, củng cố tình đồn kết giữa cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w