Nhóm giải pháp về nguồn lực và cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 57 - 58)

9. Kết cấu của đề tài

3.1.4. Nhóm giải pháp về nguồn lực và cơ chế chính sách

3.1.4.1. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động văn hóa tinh thần

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn xã. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến sản phẩm văn hóa, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội phát triển sự nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Do tính đặc thù, nhạy cảm về chính trị, tư tưởng, nên trong cơng tác xã hội hóa hoạt động văn hóa cần có bước đi thích hợp cho từng loại hình. Phân loại rõ chức năng các loại dịch vụ văn hóa, trong đó có các loại dịch vụ cơng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước và các loại dịch vụ khác để có hướng đầu tư và khuyến khích chuyển đổi phù hợp. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực; xây dựng rạp chiếu bóng, nhà hát, thư viện, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đại lý băng hình, phát hành phim, sách báo, triển lãm mỹ thuật, dạy học múa, nhạc, họa… Phát triển quỹ xây dựng đời sống văn hóa xã và xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp kinh phí cho tổ chức các hoạt động văn hóa, thơng tin và giữ gìn di sản văn hóa

45

dân tộc. Áp dụng các hình thức ghi cơng thích hợp, ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động văn hóa. Đẩy mạnh các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phù hợp với điều kiện, nhu cầu, sở thích của nhân dân. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ, các nghệ nhân, hạt nhân phong trào, tận dụng vốn văn hóa cổ truyền, nhằm khuyến khích sự tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân, trong đó vai trị và trách nhiệm chính trong lĩnh vực này là ban Văn hóa xã. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

3.1.4.2. Đẩy mạnh xây dựng các mơ hình văn hóa phát triển có hiệu quả và đi vào chiều sâu

Bổ sung điều chỉnh hồn thiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa cho phù hợp với thực tiễn hiện nay một cách thiết thực, cụ thể như: ý thức trách nhiệm với cộng đồng, có cơng trình vệ sinh, khơng để gia súc dưới sàn nhà, bảo vệ tài nguyên môi trường...

Nâng cao chất lượng làng văn hóa, trước hết là nâng cao chất lượng từng gia đình văn hóa, phải quan tâm xây dựng các gia đình đạt chuẩn văn hóa, gia đình kiểu mẫu điển hình trong cộng đồng để rút kinh nghiệm, nhân diện. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới, động viên thanh niên lập nghiệp làm giàu trên quê hương.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng hữu quan tiến hành đồng thời các cuộc vận động “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa”, cuộc vân động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phòng, chống tệ nạn xã hội…, tạo nên sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp, hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w