Công tác quản lí di tích, tơn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Kết quả công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Phú Xuân,

2.2.8. Công tác quản lí di tích, tơn giáo, tín ngưỡng

Hiện nay, tình hình tơn giáo trên địa bàn xã tương đối ổn định. Chưa phát hiện các tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do về tơn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan. Các di tích ở xã có chung đặc điểm là được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, đá nên thường bị tác động của môi trường, thiên nhiên làm nhanh bị xuống cấp, hư hỏng. Hiện nay việc tu bổ, tơn tạo di tích được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn: thứ nhất thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, kinh phí theo chương trình mục tiêu quốc gia, chống xuống cấp di tích; thứ hai, huy động các nguồn lực từ cộng đồng dân cư trên địa bàn xã. Chính quyền địa phương và cơng chức Văn hóa xã duy trì kiểm tra, giám sát hiện trạng di tích và cơng tác tổ chức vận hành tại di tích. Tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển.

Xã Phú Xuân luôn xác định cơng tác vận động đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và đồng bào Cơng giáo nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tập hợp, vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng khu dân cư “Sống tốt đời, đẹp đạo” trong vùng đồng bào Cơng giáo và tích cực triển khai thực hiện chỉ thị số 11/CT-BNV, ngày 7/6/1994 của Bộ Nội vụ Về đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào Công giáo. Các đơn vị ở địa phương đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ và các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách tơn giáo, chính sách đại đoàn kết dân tộc và các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thơng qua cơng tác tuyên truyền, vận động đã giúp đồng bào theo đạo hiểu rõ hơn các chính sách tơn giáo, chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Hằng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền, UBMTTQ và các ban, ngành, đồn thể đều có kế hoạch tổ chức gặp gỡ các chức sắc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo điều

31

kiện để các tổ chức giáo hội, các chức sắc thực hiện hoạt động xã hội vì cộng đồng; động viên các nhà tu hành, chức sắc nâng cao trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật và thông qua rao giảng giáo lý để lồng ghép tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ cùng thực hiện và tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, " Xây dựng nơng thơn mới"… và tích cực tham gia các mơ hình, phong trào “Tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w