Đánh giá về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Phú Xuân,

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 47 - 51)

9. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Phú Xuân,

Xn, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

2.3.1. Ưu điểm

Cơng tác xây dựng đời sống văn hóa xủa xã Phú Xuân trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáng phấn khởi. Vai trò và trách nhiệm của các ban, ngành, các đơn vị, các đồn thể chính trị - xã hội xã được đề cao. Những kết quả của phong trào góp phần xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội; khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “tình làng nghĩa xóm”; góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong tỉnh, khơng ngừng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển.

Các chính sách đối với người có cơng, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội luôn được thực hiện tốt. Bằng nhiều giải pháp xã đã được thực hiện tốt. Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện hiệu quả. Các thiết chế văn hóa được củng cố. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được quan tâm tổ chức thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Các tệ nạn xã hội luôn được kiềm chế và đẩy lùi. Các nét đẹp truyền thống của dân tộc, địa phương được phát huy, gìn giữ.

2.3.2. Hạn chế

Ban lãnh đạo vẫn chưa chưa theo dõi sâu sát; thiếu quan tâm, kiểm tra, đơn đốc, thậm chí có biểu hiện bng lỏng khi đã được cơng nhận danh hiệu văn hóa, làm suy giảm chất lượng phong trào. Sự phối hợp giữa các ban, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện phong trào có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ.

35

Công tác triển khai đăng ký thi đua, bình xét cơng nhận các danh hiệu văn hóa ở một số nơi cịn nặng tính hình thức, chạy theo thành tích, khen thưởng đa số là cán bộ, cơng chức, chưa ưu tiên đến người dân đã đóng góp lớn cho phong trào; sau khi được cơng nhận có biểu hiện thỏa mãn, buông lỏng các hoạt động nâng chất, thiếu quan tâm đến chất lượng phong trào.

Công tác thông tin tun truyền cịn hạn chế, chưa mang tính sáng tạo, đổi mới. Chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa sâu rộng.

2.3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm * Nguyên nhân nghiệm * Nguyên nhân

Do nhận thức của nhân dân còn thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, trình độ hiểu biết cịn hạn chế. Mặt khác do một số cán bộ công chức thể hiện trách nhiệm chưa cao, chưa chịu khó lắng nghe để giám sát với dân vì thế cũng ảnh hưởng đến cơng tác vận động, tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền, vận động không thường xuyên nên thông tin đến người dân khá chậm. Chậm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng nhất là cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật, cơng tác vận động tuyên truyền chưa gắn con người với thực tiễn cuộc sống đặt ra. Chưa thực sự quán triệt quan điểm đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, nên có một số phong trào cịn hạn chế, ít coi trọng và đi sâu vận động nhân dân.

Cơng tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các đồn thể cịn nhiều hạn chế trong việc hướng dẫn nghề nghiệp, kiểm tra sử dụng đồng vốn trong nhân dân đối với việc xóa đói giảm nghèo, việc sản xuất nên dẫn đến tình trạng khơng thốt nghèo.Cán bộ làm cơng tác vận động, tun truyền cịn yếu, chế độ phụ cấp còn thấp nên chưa nhiệt tình.

* Bài học kinh nghiệm

Phát huy tính đồn kết nội bộ với nhân dân, cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để làm gương cho nhân dân noi theo.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ đó dân tin vào Đảng và chính quyền nên phong trào có

36

liên quan đến sự đóng góp của nhân dân đều được dân ủng hộ, đồng tình cao.

Giữ vững các truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại, tiếp thu những nển

văn hóa mới để đời sống văn hóa đa dạng hơn.

Phát huy phong trào xây dựng văn hóa phải đi đơi với phát triển kinh tế xã hội tác động lẫn nhau làm cho dân thấy, dân tin nền văn hóa mới là động lực thúc đẩy văn hóa tiếp tục phát triển bền vững, lành mạnh nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đi đôi với việc giáo dục tuyên truyền tư tưởng dạo đức, lối sống, tạo nhận thức sâu sắc và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn trong nhân dân về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới.

37

Tiểu kết

Nội dung của chương 2 đã đề cập đến Thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, bao gồm: Thực trạng cơng tác triển khai xây dựng đời sống văn hóa, kết quả đời sống văn hóa và đánh giá chung về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Bên cạnh những ưu điểm mà xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được thì vẫn cịn những mặt hạn chế cần phải giải quyết. Thực trạng về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa trình bày ở chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình được thể hiện ở chương 3.

38

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI XÃ PHÚ XUÂN,

THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w