Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 55 - 57)

9. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động

3.1.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, đồng bộ, thường xuyên trong các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư để mọi người nhận thức rõ tính cấp thiết và tầm quan trọng của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, với nội dung đi vào chiều sâu. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên gương mẫu đi đầu trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, thơng qua các hình thức tổ chức thông tin, tuyên truyền như: mạng internet; hệ thống đài truyền thanh…; qua tổ chức các hội nghị, tọa đàm, hội nghị chuyên đề, các cuộc giao lưu trao đổi kinh nghiệm; biên soạn và phát hành các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa, các gương điển hình tiên tiến, bài học kinh nghiệm…; qua tổ chức tuyên truyền trực quan như pano, khẩu hiệu, banner, cờ đuôi nheo; qua tổ chức hội diễn, liên hoan văn nghệ bằng hình thức sân khấu hóa. Kịp thời biểu dương các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng đời sống văn hóa. Đẩy mạnh tun truyền, giáo dục để từng bước hình thành các quy tắc ứng xử của cá nhân, gia đình, cộng đồng theo nếp sống đơ thị. Đề cao vai

43

trị của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục nhân cách, các quy tắc ứng xử, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy ước cộng đồng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị... gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa

ở khu dân cư, trường học, cơ quan, doanh nghiệp… Việc tuyên truyền, giáo dục cần được xã hội hóa với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm và phải được tổ chức với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, thơng qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

3.1.3.2. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa gắn với xây dựng Nơng thơn

mới

Gắn phát triển văn hóa nơng thơn với phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, phát triển văn hóa nơng thơn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với vùng, miền, từng dân tộc; đồng thời cụ thể hóa thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Thực hiện phát triển văn hóa nơng thơn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị hỗ trợ; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hóa nơng thơn.

3.1.3.3. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào tôn giáo gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới UBMTTQ xã cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục nắm vững, quán triệt đầy đủ và thực thi tốt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, củng cố niềm tin của đồng bào có đạo với Đảng, Nhà nước; gắn kết chặt chẽ phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào tôn giáo

44

với cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, bảo đảm các hoạt động tôn giáo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, kết hợp hài hòa giữa việc đạo và việc đời; nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa UBMTTQ và các ban, ngành, đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; đổi mới nội dung và hình thức phong trào, quan tâm, tạo điều kiện để hàng ngũ nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người có uy tín đóng góp khả năng, trí tuệ cho cơng tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, vận động tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua, yêu nước ở địa phương, giữ vững an ninh nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa tại xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w