Loại hình, nội dung của tài liệu cá nhân sưu tầm vào Trung tâm

Một phần của tài liệu Sưu tầm tài liệu cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 37 - 44)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Tình hình cơng tác sưu tầm tài liệu cá nhân tại Trung tâm Lưu

2.3.2. Loại hình, nội dung của tài liệu cá nhân sưu tầm vào Trung tâm

tâm Lưu trữ quốc gia III.

Tài liệu lưu trữ cá nhân rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Theo quy định tại Điều 2, Luật lưu trữ 2011 thì tài liệu gồm:

“Văn bản, dự án thiết kế, bản đồ, cơng trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim ảnh, vi phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích tài liệu viết tay; trang vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. Có

nhiều tiêu chí để phân loại tài liệu lưu trữ cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như: phân loại tài liệu theo vật mang tin, phân loại tài liệu theo nội dung.

2.3.2.1. Tài liệu trên nền giấy

Thứ nhất, nhóm tài liệu liên quan đến tiểu sử của các cá nhân

Nhóm tài liệu liên quan đến tiểu sử của cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III gồm: sơ yếu lý lịch, căn cước công dân, các giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, giấy khai sinh, khai tử; giấy đăng ký kết hôn; các văn bằng chứng chỉ...); các loại thẻ (thẻ học sinh, sinh viên, thẻ người cao tuổi...); sổ tay, hồi ký, nhật ký, thư từ trao đổi với bạn bè và người thân; phim tư liệu về tiểu sử; tài liệu về quá trình lao động và làm việc của các cá nhân. Các tài liệu này thể hiện các thông tin của cá nhân trong một giai đoạn, quá trình hay cuộc đời.

Cụ thể: Trong khối tài liệu của GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu nhóm tài liệu liên quan đến tiểu sử (từ hồ sơ 01 - 02): Hộ chiếu ngoại giao; lý lịch Đảng viên; Quyết định về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; Quyết định về việc nghỉ hưu; một số tài liệu về Gia phả ho Đặng Vũ năm 1984-1988...

Hình 2.2. Tài liệu về tiểu sử GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu

Nhóm thư từ trao đổi cụ thể như: Phơng lưu trữ cá nhân Nhà văn Vũ Tú Nam gồm 78 đơn vị bảo quản từ năm 1949 - 2012. Nội dung của tài liệu bao gồm: tài liệu cá nhân, tài liệu công vụ và những bản thảo do ông sáng tác.Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến gần 500 lá thư viết tay của nhà văn Vũ Tú Nam và vợ của ông - nhà báo Nguyễn Thanh Hương gửi cho nhau từ những năm 1950 - 1985. Những lá thư nhuốm màu thời gian, khơng chỉ mang màu sắc đặc biệt của tình u, lịng chung thủy, hạnh phúc gia đình mà cịn là tư liệu liệu chân thực, quý giá về cuộc sống đời thường của những con người sống trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong số những lá thư này, vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam đã chọn lọc trên 250 lá thư in thành cuốn sách

“ Hồi ức tình yêu qua những lá thư riêng”.

Hình 2.3. Thư viết tay của Nhà văn Vũ Tú Nam và Nhà báo Nguyễn Thanh Hương

Hay như tài liệu về tiểu sử Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) gồm 114 bức thư của Nhà thơ gửi người thân từ năm 1956 đến năm 1988.

Hình 2.4. Thư của nhà Thơ Xuân Quỳnh viết cho chị gái Đông Mai Thứ hai, nhóm tài liệu về hoạt động nghiên cứu - sáng tác.

Tài liệu về hoạt động nghiên cứu - sáng tác của các cá nhân gồm các bản thảo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, cơng trình nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), các bài viết đăng trên báo, tạp chí, sách, báo, sổ ghi chép, các tập bài giảng, giáo trình, giấy khen, bằng khen, huân huy chương, các loại giấy chứng nhận, ...Các tài liệu này hình thành trong quá trình học tập, lao động, làm việc của các cá nhân. Chúng phản ánh q trình đó, thể hiện các kết quả, thành tựu đạt được.

Cụ thể, trong khối tài liệu lưu trữ cá nhân của GS. Nhà sử học Đào Duy Anh (1904-1988) nhóm tài liệu về các cơng trình nghiên cứu, các bài viết chiếm số lượng lớn. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Cuộc đời ơng có nhiều nét thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Với tư duy, lý luận và ngòi bút nhạy bén, sắc sáo cùng sự tâm huyết, gắn bó miệt mài GS. Đào Duy Anh đã để lại cho Việt Nam nhiều cơng trình nghiên cứu, dịch thuật, chú giải, hiệu đính như: “Hán- Việt từ điển”,“Từ

điển Truyện Kiều”, “Chữ nôm, nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến”,“Đất nước Việt Nam qua các đời”,“Đại Nam thực lục”.

Trong số những cơng trình nghiên cứu, bài viết của GS. Đào Duy Anh có một số tài liệu được chính ơng viết tay hoặc đánh máy có bút tích sửa chữa như: Bản thảo viết tay cuốn khảo luận về Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (nhằm so sánh, đối chiếu Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc); Cuốn sách “Lịch sử cổ đại Việt Nam. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam từ Giao Chỉ đến Lạc Việt”; Bản viết tay phần nguyên văn chữ Hán 100 bài thơ Đường; Bản đánh máy cuốn “Nguyễn Trãi - Thân thế - Sự nghiệp - Văn chương”, tác phẩm “Đạo Đức Kinh của Lão Tử...

Hình 2.5. Tài liệu về hoạt động nghiên cứu - sáng tác của GS. Đào Duy Anh

Hay như tài liệu về hoạt động nghiên cứu - sáng tác của Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) với tài năng, nhiệt huyết và tình u Tổ quốc, ơng đã phác thảo 112 mẫu Quốc huy lựa chọn 15 mẫu tiêu biểu nhất để trình và được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội góp ý hồn chỉnh và thơng qua bản chính thức năm 1956. Quá trình ra đời của Quốc huy Việt Nam là những câu chuyện đặc biệt, xuất phát từ thực tế hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam qua từng giai đoạn. Ngoài ra, biệt tài về đồ họa và cũng là người vẽ tem chính thức đầu tiên ở Việt

Nam và Đông Dương, Họa sĩ Bùi Trang Chước đã để lại nhiều tác là mẫu tem, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều hình ảnh, nghệ thuật vơ cùng độc đáo. Các mẫu tem đã tài hiện phần nào những mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam như: Cách mạng tháng tám; Ngày toàn quốc kháng chiến, Ký kết hiệp

định Giơ- ne- vơ 1954; Tội ác Mỹ; Diêm ở Phú Lợi...

Hình 2.6. Mẫu Quốc huy và mẫu tem của Họa sĩ Bùi Trang Chước.

Thứ ba, nhóm tài liệu viết về cá nhân.

Trong số tài liệu lưu trữ cá nhân ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có cả các bài viết về cá nhân. Trong cuộc đời mình, các cá nhân dù là tiêu biểu hay bình thường đều có những đóng góp cho xã hội, cho cơ quan, tổ chức mà mình cơng tác hay ngành, lĩnh vực mà mình hoạt động. Có nhiều các bài viết đánh giá, khẳng định những đóng góp, cống hiến của các cá nhân khi họ còn sống hay ngay cả khi họ qua đời.

Ví dụ: Trong khối tài liệu cá nhân của GS.VS Nguyễn Khánh Toàn hiện đang có hơn 100 bài viết của các cơ quan, các cá nhân, các nhà khoa học, bạn bè thể hiện những tình cảm, sự ghi nhận của họ về những đóng góp của ơng đối với nền giáo dục và nền khoa học nhân văn nuớc nhà, cả khi ơng cịn sống và sau khi ông đã mất như. Bài viết thể hiện điều này như: Nguyễn Khánh Toàn - Kiến trúc sư những thắng lợi trong giai đoạn đầu của sự nghiệp giáo dục cách mạng ở nước nhà, Báo giáo dục và Thời đại, số

99/1430, ngày 10 tháng 12 năm 1996 của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn; Nhà khoa học xã hội lớn, Tạp chí Tồn cảnh dư luận, số 181, tháng 8 năm 2005 của tác giả Nhật Hồng.

Thứ tư, nhóm tài liệu do cá nhân sưu tầm được

Là những tài liệu không phải do cá nhân sản sinh ra, mà do cá nhân sưu tầm được thơng qua các hình thức (mua, được tặng, cho hoặc cá nhân sở hữu một cách hợp pháp) trong quá trình sống và làm việc của mình như: sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh .... Nó trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cơng việc, giải trí hay trở thành vật kỷ niệm của các cá nhân.

Cụ thể, nhóm tài liệu do GS. Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai sưu tầm bao gồm các tài liệu, báo, tạp chí tham khảo về các vấn đề văn học nghệ thuật nói chung; văn học, lịch sử, triết học nước ngồi; chính trị, xã hội, văn hóa Việt Nam và nước ngồi. Nhóm tài liệu này thể hiện việc sưu tầm thu thập tài liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu phê bình văn học của tác giả.

Thứ năm, tài liệu liên quan khác.

Ngồi những nhóm tài liệu trên nội dung tài liệu cá nhân cịn có những tài liệu liên quan khác. Ví dụ trong Phơng lưu trữ của Nhà hoạt động cách mạng Lê Tất Đắc có những lá bàng ép khơ (của 2 cây bàng) ở nhà Hỏa Lị Hà Nội được coi là kỷ vật vô giá của ông.

Hình 2.7. Kỉ vật của Nhà hoạt động cách mạng Lê Tất Đắc

2.3.2.2. Tài liệu phim ảnh, ghi âm, ghi hình

Bên cạnh khối lượng tài liệu giấy chiếm số lượng lớn, tài liệu lưu trữ cá nhân bao gồm cả tài liệu nghe - nhìn. Tài liệu nghe - nhìn là tài liệu hình ảnh và âm thanh được ghi trên ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình băng các phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, ghi âm. Loại hình tài liệu này có đặc điểm là chuyển tải, tái hiện sự kiện, hiện tượng một cách hấp dẫn, sinh động , thu hút sự chú ý bằng hình ảnh và âm thanh. Tài liệu nghe - nhìn bao gồm: băng, đĩa ghi âm, ghi hình; các bức ảnh, cuộn phim. Loại hình tài liệu nghe - nhìn ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong thành phần tài liệu xuất xứ cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Cụ thể, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản - Người chép sử bằng ảnh, Ông đã để lại hơn 2.000 tấm ảnh từ năm 1938 đến 1974. Nội dung ghi lại những sự kiện quan trọng về xã hội, lịch sử Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt là những mốc son chói lọi của dân tộc như những hình ảnh về khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng tám năm 1945; về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước từ năm 1946 đến năm 1955; về phong trào Nam tiến, về phi công Mỹ bị giam giữ và trao trả ... Khối tài liệu ảnh của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản là một nguồn sử liệu vô giá phục vụ nghiên cứu về tiến trình lịch sử dân tộc.

Hình 2.8. Tồn cảnh lễ đài Vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, ngày 02/9/1945

Một phần của tài liệu Sưu tầm tài liệu cá nhân tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 37 - 44)