1.2.4.2. Sử dụng đèn soi thanh quản chuyên dụng.
-Đèn lưỡi thẳng Miller: bệnh nhân lưỡi to, béo phì, hoặc há miệng hạn chế. -Lưỡi đèn uốn góc lăng Benhouse: mở rộng góc nhìn khi soi thanh quản. -Đèn lăng kính Huffman: tăng góc nhìn thêm 300.
-Đèn Maccoy: có khả năng nâng thêm đầu của lưỡi đèn, cho phép nhìn nắp thanh quản và lỗ thanh mơn.
-Đèn có gắn camera, đèn glidescope có nối với hệ thống màn hình với góc nhìn rộng.
1.2.4.3. Sử dụng các ống dẫn đường
-Mandrin: là một nòng kim loại đủ cứng nhưng uốn được trong lòng ống giúp trong trường hợp chỉ nhìn thấy một phần nắp thanh mơn ở cao.
-Ống cook: là một ống nhựa mềm, đầu tù không gây tổn thương đường thở nhưng đủ cứng để luồn ống nội khí quản. Lịng ống rỗng để có thể nối với nguồn oxy. Chỉ cần nhìn thấy một phần rất nhỏ của lỗ thanh mơn hoặc nhìn thấy nắp thanh quản người gây mê hồi sức có thể đẩy ống Cook vào thanh - khí quản, sau đó luồn ống nội khí quản một cách dễ dàng qua ống Cook dẫn đường.Với ống Cook cho phép người gây mê có kinh nghiệm có thể đặt mị khi khơng thấy cả nắp thanh mơn.
-Ống dẫn đường có nguồn sáng (Trachlight): nguồn sáng đặt ở đầu ống, cho phép nhìn qua da khi đẩy ống qua lỗ thanh mơn. Hiệu quả trong đặt khí quản mị, tránh di động đầu cổ.
1.2.4.4. Sử dụng mask thanh quản
Mask thanh quản là một dụng cụ để thơng khí nhân tạo, chỉ cần đặt vào vùng hạ hầu, phía trên thanh mơn. Bơm cuff, xác định bóp bóng lên ngực, chuyển máy thở khơng bị hở.
Nhược điểm:
-Việc kiểm sốt đường thở khơng chắc chắn, dễ lệch mask, tụt mask. -Khơng bảo vệ hồn tồn được đường thở khi có trào ngược, khó thơng khí áp lực trong co thắt khí – phế quản, phù phổi nặng hoặc cần thở peep.
-Hiện nay đã có Mask thanh quản Fastrach cho phép luồn ống nội khí quản sau khi đặt mask, Mask thanh quản ProSeal cho phép đặt sonde dạ dày qua mask.
1.2.4.5. Ống combitube
Ống combitube được cấu tạo từ hai ống với hai cuff khác nhau: ống dài cho phép thơng khí nếu được đặt vào khí quản: ống ngắn cho phép thơng khí vào khoang miệng trong trường hợp ống dài được đặt vào thực quản. Hai cuff được bơm đủ căng (70-100 ml cho cuff khoang miệng và 5-15 ml cho cuff thực quản) sẽ chặn kín ở đầu trên thực quản và phía ngồi khoang miệng. Lúc này thơng khí qua ống ngắn sẽ cho phép khí đi vào một khoang miệng kín (qua 5 đơi lỗ) sau đó đi vào khí quản. Tuy nhiên ống Combitube khơng hiệu quả khi bệnh nhân chấn thương hàm mặt hoặc tổn thương trong khoang miệng.
1.2.4.6. Ống nội soi mềm
Là kỹ thuật cơ bản nhất sử dụng cho nội khí quản khó có dự kiến trước. Với nội soi mềm tỉ lệ đặt thành cơng của nội khí quản khó là cao nhất. Điều kiện cần và đủ là bệnh nhân tỉnh, hợp tác, duy trì khả năng tự thở, đường thở chưa bị tổn thương do những cố gắng đặt nội khí quản trước đó.
Cách tiến hành: chuẩn bị máy nội soi, hệ thống hút, luồn ống nội soi qua ống số 6, đưa ống nội soi qua lỗ mũi vào vùng hầu họng, đẩy ống nội soi theo hướng lỗ thanh môn, đẩy nhanh ống nội soi qua lỗ thanh mơn vào trong khí quản (nhìn thấy các vịng sụn khí quản), luồn nhanh ống NKQ theo ống nội soi cho đến đủ độ sâu, rút ống nội soi và bơm cuff ống NKQ.
-Nhược điểm: dễ làm tổn thương phù nề, chảy máu đường thở, cần tập luyện nhiều.
1.2.4.7. Đặt nội khí quản ngược dịng
Sử dụng trong hồn cảnh thiếu phương tiện, các biện pháp đặt nội khí quản chủ động khác thất bại với điều kiện bệnh nhân còn tự thở.
Cách tiến hành: gây tê và chọc kim lớn qua màng giáp nhẫn (sử dụng kim để luồn catheter tĩnh mạch trung ương hoặc ngoài màng cứng), hướng kim lên trên, luồn nòng kim loại qua kim chọc cho đến khi giữ được đầu trên của nòng; kéo căng hai đầu của nòng kim chọc cho đến khi giữ được đầu trên của nòng; kéo căng hai đầu của nòng kim loại và luồn ống NKQ theo nòng; đẩy sâu tối đa ống NKQ vào vùng hầu họng; từ từ rút nòng kim loại trong khi tiếp tục đẩy ống NKQ để ống NKQ có thể nằm trong lịng thanh – khí quản.
Các nguy cơ cao là: chấn thương đường hô hấp, tổn thương dây thanh âm, tràn khí dưới da.
1.2.4.8. Mở màng giáp nhẫn.
Đây là đường vào khí quản nhanh nhất trong cấp cứu. Đặc điểm của nó là nơng nhất, khơng có cơ và ít mạch máu. Cách tiến hành: xác định màng giáp nhẫn; dùng dao rạch theo chiều dọc; rạch ngang màng giáp nhẫn; dùng pince mở rộng lỗ chọc và đẩy ống nội khí quản số 3-6 (hoặc canuyn mở khí quản) qua màng giáp nhẫn vào khí quản; bơm cuff và thơng khí, khâu cố định. Tỷ lệ thành cơng lần đầu > 90%.
1.2.4.9. Mở khí quản
Là tạo một đường dẫn khí ngắn hơn làm giảm khoảng chết sinh lý bằng cách rạch khí quản và đưa một canuyn vào khí quản.
Vơ cảm: gây tê tại chỗ lidocain 2 % từ sụn nhẫn đến hố trên ức 2 cm. Vị trí: mở khí quản cao sụn 2 -3. Rạch da trên sụn ức 1 cm hay dưới sụn nhẫn dài khoảng 3 cm. Tách các lớp cân cơ, rạch một đường ngang giữa 2 sụn khí quản dài 1 cm. Đưa canuyn vào khí quản, nếu đặt đúng dịch và khí sẽ ra, bơm cuff, hút máu và dịch qua mở khí quản. Khâu da và buộc dây cố định.
Ưu điểm: đảm bảo thơng khí cho bệnh nhân khi các phương pháp và kỹ thuật trên thất bại.
Nhược: đòi hỏi người mở có kinh nghiệm, nhiều biến chứng: chảy máu, thủng thực quản, thủng khí quản, hẹp khí quản do bơm cuff căng, tràn khí chỗ mở, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng.
Mặc dù có nhiều phương tiện và kỹ thuật hỗ trợ trong đặt NKQ khó nhưng chúng đều có những nhược điểm riêng như: địi hỏi người gây mê có nhiều kinh nghiệm. Một số thiết bị khó tìm mua được hoặc có giá rất đắt, khơng phải bệnh viện nào cũng trang bị được.
1.3. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh và đèn soi thanh quảncó video hỗ trợ có video hỗ trợ
1.3.1. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản Macintosh