STT Loại đất – Bề mặt phủ Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Hệ số dịng chảy
1 Đất xây dựng cơng trình 4,79 46,60 0,75 2 Đất cây xanh, mặt nước 1,13 11,01 0,37 3 Đất giao thông và HTKT khác (mặt phủ bê tông) 4,36 42,39 0,75 Hệ số dòng chảy : C= 0,75x (46,60+42,39) + 0,37 x 11,01 = 0,71 100
- F: Diện tích khu vực nghiên cứu (F =10,274 ha) - q: Cường độ mưa tính tốn (l/s.ha)
Dạng công thức cường độ mưa:
q =
A x (1+C x lg P)
(l/s/ha) (t+b)n
Trong đó:
- q: Cường độ mưa (l/s.ha)
- P: Chu kỳ lặp lại trận mưa (P= 2) - t : Thời gian dòng chảy mưa (phút)
Đối với khu vực có hệ thống thốt nước hồn thiện: t= t0 +t1 +t2. Trong đó: + t0: Thời gian tập trung dịng chảy từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước, t0=5 – 10 phút, chọn t0 =10 phút.
+ t1: Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến hố ga t1= 0,021𝐿1
𝑉1 = 0,021 x 40/0,7 = 1,2(s) = 0,02 phút, trong đó: L1 - Chiều dài rãnh đường đến hố ga (40m)
V1 - Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (0,7=m/s) + t2: Tổng thời gian nước chảy trong các đoạn cống: t2 = 0,017 Σ 𝐿2
𝑉2 = 0,017x (31,2
0,7 + 29,7
0,7 + 22,4
0,7 ) = 2,02(s) = 0,03 phút
+ L2 - Chiều dài mỗi đoạn cống tính tốn
+ V2 - tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (0,7m/s) Vậy, t = t0 + t1 + t2 = 10 + 0,02 + 0,03 = 10,05 (phút)
A, C, b, n: Hằng số khí hậu như sau: A = 2170; C = 0,52; b = 10; n = 0,65 (tham khảo số liệu theo Đà Nẵng).
Từ đó thay số vào ta tính được cường độ mưa là: q =
2170 x (1+0,52 x lg 2)
(l/s/ha) (10,05 + 10)0,65
q = 357,4 (l/s.ha)
Vậy lưu lượng mưa tính tốn tại khu vực Dự án là: Q = q x c x F = 357,4 x 0,71 x 10,274= 2607 (l/s)
Theo các số liệu thống kê, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.28. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
STT Chỉ tiêu ô nhiễm Nông độ (mg/l)
1 Tổng Nitơ (tính theo N) 0,5-1,5
2 Tổng photpho 0,004-0,03
3 COD 10-20
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn rất thấp. Đồng thời, thời gian xây dựng ngắn và hạn chế thi cơng vào ngày có mưa lớn nên mức độ ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung quanh khu vực là không đáng kể.
* Đối tượng và quy mô tác động:
- Nguồn nước mặt suối Tiển gần dự án; - Hệ thống thoát nước của khu dân cư.
* Đánh giá tác động:
Nước mưa chảy tràn tương đối sạch và có khả năng pha lỗng cao nên lượng chất ô nhiễm bị cuốn theo nước mưa không đáng kể. Tác động của nước mưa được đánh giá ở mức độ thấp.
c. Chất thải rắn
c1. Chất thải rắn thông thường * Nguồn phát sinh
- Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng nhà ở của người dân. - Quá trình sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án.
- Chất thải rắn phát sinh trên đường đi, vỉa hè,... (lá cây, chất thải rắn sinh hoạt như túi nilon, bao gói do người đi đường vứt bỏ, đất cát rơi vãi,...).
- CTR là bùn, rác từ quá trình nạo vét cống, lá cây và một số loại CTR khác rơi trên đường.
* Tải lượng
Tiêu chuẩn thải chất thải rắn đơ thị tính theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng áp dụng cho đô thị loại III là 0,9 kg/người/ngày. Với qui mô tập trung dân số của khu dân cư với tổng số lượng người dân là 732 người, ước tính hằng ngày lượng rác thải phát sinh sẽ là:
732 người × 0,9 kg/người/ngày.đêm = 659 kg/ngày.đêm.
CTR là rác từ quá trình nạo vét cống, lá cây và một số loại CTR khác rơi trên đường. Khối lượng phát sinh các loại CTR này khoảng 10 -15 kg/ngày. Tuy nhiên, ngoại trừ rác thải từ mặt đường thì hầu hết các dạng cịn lại phát sinh khơng thường xun và được thu gom theo định kỳ.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Khu dân cư khoảng (659+15) = 664 kg/ngày.
Thành phần chủ yếu của rác thải loại này là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 65% phần còn lại là rác thải vơ cơ và hữu cơ khó phân hủy như: Giấy các loại, nylon nhựa cao su các loại bao bì, chai thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, đồ hộp…
* Đối tượng và quy mô tác động
- Môi trường đất tại khu vực Dự án. - Người dân sống trong Khu dân cư.
* Đánh giá tác động
- Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh các chất khí gây mùi hơi như H2S, CH4 … tác động đến chất lượng khơng khí khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu dân cư.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nếu không được thu gom xử lý cũng sẽ gây ảnh hưởng mỹ quan Khu dân cư.
- Các chất thải này có thể bị phân hủy hết hoặc không bị phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh. Chất lơ lửng tại các hố ga thu gom nước mưa, chủ yếu ở dạng bùn. Nếu không được thu gom thường xuyên chất thải loại này sẽ gây tắc hệ thống thoát nước của Khu dân cư.
- Là nơi sinh sơi, phát triển của các lồi gặm nhấm, ruồi, muỗi và vi sinh vật gây bệnh, có khả năng lây truyền dịch bệnh cho người dân sống trong khu Dự án.
c2. Chất thải nguy hại
Khi Dự án đi vào hoạt động, quá trình sống, sinh hoạt của người dân tại Khu dân cư sẽ phát sinh một số chất thải nguy hại như: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin thải...
Loại chất thải này có khối lượng nhỏ và không thải thường xuyên hằng ngày. Chủ dự án và chính quyền địa phương ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại mỗi hộ dân để quản lý tốt lượng CTNH phát sinh.
* Đối tượng, quy mô bị tác động:
- Môi trường đất tại vị trí xả thải. - Người dân sống trong Khu dân cư.
* Đánh giá tác động:
Chất thải rắn nguy hại là những chất độc hại nên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, lâu ngày ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, khi có nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo dầu mỡ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt nếu không được thu gom và xử lý.
3.2.1.2. Tác động không liên quan đến chất thải a. Ô nhiễm tiếng ồn và độ rung
* Nguồn phát sinh:
- Sinh hoạt của người dân sống tại các căn hộ trong khu, sinh hoạt của các Dự án công cộng...
- Hoạt động của phương tiện giao thông (chủ yếu từ xe máy cá nhân, ô tô, các phương tiện vận chuyển hàng hóa), tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng rít phanh …
* Đối tượng và quy mô tác động: Người dân sống tại Khu dân cư. * Đánh giá tác động:
Do các phương tiện này không hoạt động trong thời gian dài, chỉ hoạt động vào giờ cao điểm như: Buổi sáng khoảng 6h sáng đến 7h sáng, sau giờ làm việc buổi trưa khoảng 11h – 12h trưa và sau 17h chiều hàng ngày nên có thể đánh giá tác động này ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân tại Khu dân cư.
b. Đánh giá tình hình thốt nước mưa, tình hình ngập úng khi gặp mưa lớn các khu vực xung quang khi tăng độ cao xây dựng nền của khu vực:
Khi dự án hình thành, cao độ san nền hồn thiện trung bình từ 4,7m tổ chức hướng dốc nền về phía khe suối phía Nam của khu vực quy hoạch. Cao độ nền của dự án được khống chế theo cao độ của các tuyến đường chính hiện hữu, khu dân cư hiện trạng và tuân thủ theo Quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo thốt nước mặt ra các tuyến mương hiện trạng, khơng gây ngập úng cục bộ. Do đó, khi dự án hình thành khơng gây cản trở dịng chảy tại khu vực dự án, khơng ảnh hưởng đến tình hình thốt nước mưa, khơng gây ngập úng đến khu vực xung quanh dự án.
c. Các tác động khác
- Tác động đến kinh tế - xã hội:
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa kinh tế xã hội rất quan trọng đối với địa phương:
+ Sự phát triển của Dự án sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện trong mỗi người dân.
+ Dự án nằm trong khu vực giao thông thuận lợi và thuộc khu vực được quy hoạch phát triển về hạ tầng của thành phố góp phần đẩy nhanh tốc độ đơ thị hố hiện đại hố cho địa phương.
+ Góp phần ổn định cuộc sống cho một số lượng dân cư khá lớn, tạo không gian mát mẻ và thân thiện với con người.
- Gia tăng mật độ giao thông trong khu vực:
Khu vực Dự án có vị trí thuận lợi cho việc lưu thơng của người dân, lưu thơng hàng hóa ... Tuy nhiên, việc tập trung dân cư đông tại một khu vực sẽ làm tăng mật độ lưu thông trong Khu dân cư nên nguy cơ tai nạn giao thơng có thể gia tăng.
- Gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng xã hội địa phương:
Việc tập trung dân cư với số lượng lớn tại một khu vực sẽ tạo áp lực lên hệ thống xã hội tại địa phương do sự gia tăng một lượng lớn các nhu cầu của người dân khi đến ở tại khu vực như học tập, y tế, giải quyết hành chính...
- Gây mất trật tự an ninh xã hội:
Tình hình an ninh trật tự Khu dân cư sẽ bị biến động do gia tăng dân số cơ học trong khu vực, có khả năng gây ra các vấn đề phức tạp trong trật tự an ninh tại khu vực Dự án. Nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ phát sinh một số hoạt động thiếu lành mạnh như: Ma túy, mại dâm, trộm cướp tài sản,...
Nhìn chung, quá trình hoạt động của Khu dân cư chủ yếu mang lại lợi ích cho người dân. Và dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương thì Khu dân cư sẽ ngày càng phát triển lành mạnh và bền vững.
3.2.1.3. Tác động do các rủi ro, sự cố a. Sự cố cháy nổ
Khi dự án đi vào hoạt động, sự cố cháy nổ có thể xảy ra do sơ suất trong quá trình đun nấu (từ hệ thống đốt khí gas), do chập điện, hỏng thiết bị điện, do sét đánh hoặc một số nguyên nhân chủ quan khác do con người gây ra.
Khi sự cố cháy nổ xảy ra hậu quả thường mang tính rủi ro cao, khơng những gây thiệt hại về tài sản, mà cịn có thể gây nguy hiểm cho con người, nếu nặng có thể gây thiệt mạng. Phạm vi ảnh hưởng của sự cố cháy nổ không chỉ trong khu vực dự án mà còn ảnh hưởng đến vùng lân cận, tùy theo mức độ của sự cố mà phạm vi ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Sự cố cháy nổ xảy ra sẽ sinh ra bụi và các loại khí thải như: CO, SO2, NOx, VOC,... làm gia tăng thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong mơi trường khơng khí. Nước chữa cháy cuốn theo các sản phẩm cháy nên có độ đục cao, gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
b. Thiên tai bão, lũ, ngập úng
Khu dự án nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và lũ lụt.
- Sự cố do mưa bão:
Khu vực dự án hằng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp trung bình khoảng 2-3 cơn bão, tốc độ gió trung bình mạnh nhất 15-20 m/s (tương ứng với cấp 7-8), thường kèm theo giông và mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bão thường xuất hiện bất thường hơn và cường độ thường mạnh hơn nên mức độ thiệt hại cũng tăng lên.
Bão xảy ra có thể phá hỏng cơng trình của dự án cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu khơng có kế hoạch phịng chống kịp thời.
Khu vực dự án giáp với suối Tiển nên vào những ngày mưa lớn kéo dài có thể xảy ra hiện tượng ngập lụt. Khi xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại về người và tải sản của người dân sinh sống trong khu vực dự án.
- Sự cố do sét:
Dự án là nơi tập trung đông người, đặc biệt là vào mùa hè, dự án nằm trong khu vực hay xảy ra hiện tượng giơng sét nên cần có biện pháp chống sét theo quy định để phòng chống các sự cố do sét. Khi xảy ra sự cố do sét sẽ gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng con người và tài sản.
c. Sự cố sụt lún nhà cửa
Sự cố sụt lún nhà cửa có thể xảy ra nếu trong quá trình thi cơng khơng tn thủ đúng thiết kế nền móng đã được duyệt. Sự cố này xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về người và của.
d. Sự cố tai nạn giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động và được lấp đầy, lượng xe ra vào khu vực dự án khoảng gần 800 lượt xe/ngày. Do đó, làm tăng hoạt động giao thông tại khu vực, đặc biệt là các giờ cao điểm nên dễ gây các sự cố tại nạn giao thông gây thiệt hại đến con người và tài sản của người dân, mặc khác khi xảy ra sự cố giao thông sẽ khiến giao thông khu vực bị tắc nghẽn, cản trở lưu thông.
3.2.2. Các biện pháp, cơng trình bảo vệ mơi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án của dự án
3.2.2.1. Đối với nguồn tác động liên quan đến chất thải a. Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí
- Kiểm sốt bụi, các chất ơ nhiễm từ các phương tiện giao thông.
Nguồn gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông phân bố rải rác, không cố định nên việc khống chế và kiểm sốt rất khó khăn.
Trong phạm vi Dự án này, việc sử dụng cây xanh hai bên tuyến đường để vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa giảm thiểu ô nhiễm là một biện pháp tối ưu hơn cả.
+ Trước khi dự án đi vào vận hành thương mại, hạng mục cây xanh của dự án phải được thực hiện xong.
+ Đối với cây xanh của khu dân cư, địa phương khuyến khích người dân trồng cây xanh để giảm thiệu bụi và tiếng ồn, tạo cảnh quan khu vực.
Ngồi ra chính quyền địa phương sẽ khuyến khích người dân trong khu dân cư thực hiện các biện pháp sau:
+ Phun nước đường giao thông nội bộ, sân bãi (nơi xe cộ hay hoạt động) trong thời gian mùa khô kéo dài;
+ Trồng cây xanh trong diện tích đất ở.
+ Bảo dưỡng phương tiện vận chuyển đúng định kỳ. + Không sử dụng các phương tiện vận chuyển quá cũ. - Khống chế ô nhiễm mùi:
Mùi hơi chủ yếu phát sinh từ q trình phân huỷ của rác sinh hoạt tại nơi chứa rác. Đối với rác thải sinh hoạt, người dân trong khu dân cư cần phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp quản lý chặt chẽ từ quá trình thu gom, lưu chứa và tập trung rác đúng nơi quy định, tránh tình trạng ứ đọng rác thải lâu ngày. Các hộ gia đình sẽ trả tiền cho đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý.
Định kỳ phát động các đợt vệ sinh môi trường tại khu dân cư bằng việc kêu gọi người dân tham gia quét dọn đất cát, thu gom rác thải rơi vãi xung quanh nơi ở, trên các tuyến đường nội bộ nhằm tạo môi trường sống văn minh, sạch đẹp.