Chính sách phát triển làng nghề bền vững Gốm sứ Bát tràng

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống gốm sứ bát tràng huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 37 - 43)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Thực trạng khai thác phát triển bền vững làng nghề truyền thống

2.4.1. Chính sách phát triển làng nghề bền vững Gốm sứ Bát tràng

2.4.1.1. Chính sách của xã Bát Tràng từ năm 2010 -2020

Công tác chỉ đạo:

Vào ngày 17-18/5/2010, Đảng Bộ Bát Tràng tiến hành đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXI (nhiệm kì 2010-2015) trên cơ sở nhận định đúng và nghiêm túc những thành công và hạn chế, thiếu sót trong q trình chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung vào công tác lãnh đạo sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn xã Bát Tràng trong năm tới. Các đại biểu đã thảo luận và thông qua phương hướng, mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là: “Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng: Công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch đi đôi với bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- qc phịng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy làm chủ của nhhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng xã Bát Tràng

ngày càng giàu đẹp-dân chủ-văn minh”.

Cụ thể, Đại hội đã đề ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ bình quân tăng 13%- 15%. Bình quân thu nhập đầu người đạt 22 triệu/người/năm.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xâu dựng và thương mại-dịch vụ, đảm bảo cơ cấu thu nhập công nghiệp, tiểu thủ công và xây dựng chiếm 78,3%, thương mại dịch vụ chiếm 21.5%, giá trị lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,07%.

Phát triển kinh tế làng nghề gắn với đảm bảo môi trường, phát triển du lịch làng nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc mở các điểm bán sản phẩm hàng hóa làng nghề, và nguyên liệu làng nghề. Tiếp tục rà soát và điều chỉnh kịp thời, kế hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai thực hiện các điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo: “Phát triển kinh tế là trung tâm”, ngay khi hết Đại hội thì Đảng ủy xã đã ban hành Chương trình 01-CTr/ DU về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã Bát Tràng giai đoạn 2011-2015”. Định hướng phát triển được xác định là phát huy thế mạnh làng nghề Gốm Bát Tràng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất gốm sứ chất lượng cao, chú trọng thương mại, dịch vụ và du lịch.

Với định hướng phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, Đảng ủy Bát Tràng đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình “phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề giai đoạn 2011-2015”. Định hướng làng nghề truyền thống Gốm sứ chính là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, từ đó tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Bám sát những nội dung trong Đề án số 04 của huyện về “Quản lý, khai thác các cụm công nghiệp, phát triển sản xuất ở làng nghề gắn bó với dịch vụ và du lịch giai đoạn 2011-2015”. Duy trì và phát huy thế mạnh là làng Gốm sứ, đẩy mạnh hoạt động của Hội Gốm sứ, 2 câu lạc bộ nghệ nhân, nhằm tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động sản xuất và khách hàng.

Đảng ủy của xã tiếp tục đề xuất với bên trên đề nghị thành lập những khu thương mại trưng bày gốm sứ: Bảo tàng gốm sứ, chợ Sáng Bát Tràng… góp phần thành thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 và mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm khóa XXI. Đảng ủy xã Bát Tràng xây dựng 05 Chương trình cơng tác tồn khóa của Ban chấp hành Đảng bộ xã khóa XXI, trong đó có Chương trình số 02-CTr/ĐU ngày 15/12/2015 về việc “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội xã Bát Tràng giai đoạn 2015-2020”

UBND xã thường xuyên Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, điều hành; tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thông tin. Hàng năm, UBND xã chủ động xây dựng và triển khai chương trình cơng tác, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 và Kế hoạch hàng năm tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong việc tổ chức thực hiện góp phần hồn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Kết quả thực hiện:

Cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ gắn với du lịch làng nghề hàng năm tăng; Giá trị sản xuất các ngành hàng năm ước đạt được là: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 54,8%; thương mại - dịch vụ: 45.12 %; Lâm nghiệp - thuỷ sản: 0,08%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10-15%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 47.3 triệu đến năm 2019 đạt 66,7 triệu đồng.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp được duy trì phát triển, đời sống thu nhập của nhân dân được ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân vay vốn, đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.

2019 xã Bát Tràng được thành phố Hà Nội cơng nhận là điểm du lịch, các mơ hình dịch vụ du lịch được đẩy mạnh như: xe điện, sân chơi vuốt nặn và tự tạo sản phẩm, giới thiệu di tích lịch sử và văn hoá ẩm thực Bát Tràng đã thu hút trên 15.000 lượt khách trong nước và ngoài nước đến địa phương mỗi năm. Hai chợ dân sinh ln đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và cung ứng những mặt hàng thiết yếu phục vụ tốt đời sống của nhân dân. Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố, Hội gốm sứ Bát Tràng thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các hộ, doanh nghiệp trong công tác đào tạo, dạy nghề; Tổ chức thành công triển lãm Làng nghề dịp Lễ kỷ niệm 60 năm ngày bác Hồ về thăm Bát Tràng (20/02/1959 - 20/02/2019), tham gia các triển lãm, Festival, hội chợ, gian hàng, lập Website... để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề truyền thống với bạn bè và du khách trong và ngoài nước.

Những tồn tại, hạn chế:

Kinh tế phát triển, song mức tăng trưởng chưa cao, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng gốm sứ vẫn gặp khó khăn; một số hộ dân cịn vận chuyển, tiêu thụ hàng gốm sứ không rõ nguồn gốc. Việc thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề của huyện và thành phố đối với 02 làng nghề trên địa bàn xã còn chậm.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn xã tiềm ẩn phức tạp, ý thức tự phòng, tự quản của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế. Cơng tác phối hợp của Ban cơng an có việc cịn chưa chặt chẽ.

Cơng tác quản lý đất đai, trật tự đô thị, trật tự xây dựng, VSMT có nhiều chuyển biến tích cực, vẫn cịn tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lịng đường để kinh doanh, tình trạng đổ rác thải, phế thải sai quy định chưa được ngăn chặn kịp thời. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng có nhiều cố gắng song vẫn cịn tình trạng vi phạm chưa được xử lý dứt điểm

2.4.1.2. Chính sách của xã Bát Tràng từ năm 2021 đến nay

Công tác chỉ đạo:

Ngay sau khi Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” xã Bát Tràng triển khai Kế hoạch liên tịch của UBND - Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc xã Bát Tràng; Trưởng Ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn thống nhất nội dung, chương trình, hình thức tổ chức Hội nghị tại 05/05 thôn năm 2022, xây dựng báo cáo tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Đại biểu nhân dân bàn về xây dựng đời sống văn hóa của thơn năm 2021 và dự thảo Nghị quyết năm 2022; 05/05 thôn đã nghiêm túc tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân trong thời điểm dịch COVID-19 tạm thời ổn định vào ngày 15/03/2022.

Nội dung Hội nghị Đại biểu nhân dân bàn về xây dựng đời sống văn hóa năm 2022 của các thôn đã đánh giá được các kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Nhân dân của thôn năm 2021: nêu rõ những mặt được và những việc chưa làm được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân; Những kiến nghị đề xuất chưa được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết… Đặc biệt các chỉ tiêu liên quan đến nội dung, tiêu chí cuộc vận động “Tồn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cộng đồng dân cư; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đánh giá kết quả thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Đánh giá việc thực hiện tự quản; tham gia phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ mơi trường của các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội, các tầng lớp Nhân dân năm 2021.

Hội nghị đã xây dựng được phương hướng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở năm 2022 tập trung bàn bạc thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu: các biện pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022; nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa, Làng văn hóa; hồn thiện, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; phát huy hiệu quả hương ước, quy ước; Phát động phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, phong cách giao tiếp lịch sự, chấp hành pháp luật, an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường xanh, sạch, đẹp; tuyên truyền, vận động thực hiện tốt 2 bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người laođộng, Quy tắc ứng xử nơi công cộng; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" cả về bề rộng và chiều sâu; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, thân thiện, mến khách, để lại ấn tượng tốt đẹp trong

lịng bạn bè quốc tế; các giải pháp thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.05 /05 hội nghị tổ chức với 496 đại biểu dự. Có 16 đại biểu phát biểu với 21 ý kiến nhỏ tập trung cho 07 nội dung. Trong đó: 01 ý kiến về xây dựng nhà văn hóa thơn và trùng tu khu di tích Đình làng Giang Cao; 02 ý kiến về công tác tuyên truyền (Loa truyền thanh); 03 ý kiến về xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; 01 ý kiến về cơng tác phịng chống dịch COVID -19; 06 ý kiến về lĩnh vực giao thơng, thốt nước; 07 ý kiến về cơng tác vệ sinh môi trường; 01 ý kiến về lĩnh vực an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy,…

Kết quả thực hiện:

Đoàn kết, xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển: Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng hàng hóa tiêu thụ chậm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm dừng hoạt động đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn, lượng khách đến tham quan mua sắm tại xã giảm nhiều. UBND xã phối hợp xét đề nghi công nhận Nghệ nhân Hà Nội cho 7 cá nhân; xét, đề nghị phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021 cho 6 sản phẩm của các cơ sở, doanh nghiệp gốm sứ.

Thực hiện kế hoạch của UBND huyện về tăng cường rà sốt các nguồn thu, đơn đốc thu hồi nợ đọng năm 2021 trên địa bàn xã Bát Tràng. UBND xã đôn đốc thu hồi nợ đọng được 220 hộ với số tiền 769 triệu đồng. Thực hiện tốt cơng tác tài chính, tăng cường kiểm sốt chi thường xuyên, thực hành tiết kiệm, đảm bảo cơng khai, đúng mục đích, kịp thời cho hoạt động quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, phòng chống dịch bệnh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt: 7.381triệu đồng/7.259 triệu đồng bằng 102% kế hoạch huyện giao.

Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, ước thực hiện 14.800 triệu/14.800 triệu đồng bằng 100% dự toán giao. [Phụ lục 5]

Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Năm 2021 UBND xã phối hợp thực hiện các dự án do huyện làm chủ đầu tư trên địa bàn xã như: Dự án cải tạo 18 tuyến đường liên thôn xã Bát Tràng, dự

án thay thế các cột điện cũ, xuống cấp, dự án cải tạo đài tưởng niệm các mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ, dự án cải tạo Nghĩa trang nhân dân xã Bát Tràng dự án cải tạo Chùa Kim Trúc... phối hợp lấy ý kiến đóng góp vào các dự án chuẩn bị đầu tư trung tâm VHTT, Nhà văn hóa các thơn Giang Cao, rà sốt lập hồ sơ giải phóng mặt bằng tuyến 3B đối với các hộ đang sử dụng đất 5%, 10%. Phối hợp với tổ công tác của huyện, khảo sát, đánh giá hiện trạng đề nghị Huyện lập dự án tu bổ tơn tạo Đình làng Giang Cao.

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 09/4/2018 của Huyện ủy Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 19/3/2021 của UBND huyện Gia Lâm, UBND xã đã triển khai kế hoạch thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng môi trường huyện Gia Lâm, giai đoạn 2021-2025” năm 2021; Vận động, tuyên truyền các hộ dân không sử dụng than tổ ong. Hướng dẫn các thôn đăng ký “Tuyến đường kiểu mẫu”, Thơn “An tồn, văn minh, sạch đẹp” năm 2021, thực hiện xây dựng các tuyến đường xanh - sạch- đẹp trên địa bàn xã Bát Tràng. Kết quả thực hiện: 100% rác thải sinh hoạt trên địa bàn các thôn được thu gom với tần suất 1 lần/ngày. Duy trì chất lượng nước ao, hồ trên địa bàn, khơng có mùi khó chịu. Rà sốt số hộ sản xuất gốm sứ trên 1.000 hộ; số hộ có lị hấp hoa trong khu dân cư 51 lị, tỷ lệ dưới 5%); trong năm tuyến đường thơn 2 Bát Tràng đã đăng ký dự thi cuộc thi khu dân cư xanh – sạch – đẹp.

Một số tồn tại:

Bên cạnh những thành tích là cơ bản, phong trào cịn có những tồn tại sau: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn xã còn tiềm ẩn phức tạp, ý thức tự phòng, tự quản của một số bộ phận nhân dân cịn hạn chế. Cơng tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, một số đoạn đường bị chiếm dụng đổ nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến giao thơng. Cịn có một số hiện tượng vứt rác ra đường giao thông, nơi công cộng. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tuy có chuyển biến xong chưa bền vững, đặc biệt là sinh con thứ 3 còn cao hơn so với chỉ tiêu huyện giao.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống gốm sứ bát tràng huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)