Thực trạng khai thác phát triển du lịch làng nghề Gốm sứ

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống gốm sứ bát tràng huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Thực trạng khai thác phát triển bền vững làng nghề truyền thống

2.4.3. Thực trạng khai thác phát triển du lịch làng nghề Gốm sứ

2.4.3.1. Thực trạng về chính sách phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch, chưa có những dự án đầu tư và phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng thực sự có hiệu quả. Hoặc có dự án

đầu tư thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai đưa các dự án vào thực tế.

Theo số liệu thống kê từ năm 1999 UBND thành phố đã có "bản quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng". Trong bản kế hoạch gồm những nội dung sau: Cải tạo và nâng cấp đường liên xã qua Bát Tràng, cải tạo và nâng cấp hệ thống nước, điện đi với đó là sự xây dựng và hoàn thiện cảng Bát Tràng. Thực tiễn thấy rằng đoạn đường từ UBND xã đến làng cổ Bát Tràng mới được hoàn thiện khoảng 3/4 và làng Giang Cao qua đê thì vẫn chưa được hồn thiện.

Chính quyền xã Bát Tràng đã vào cuộc nhưng chưa thực sự có hiệu quả, chưa có những biện pháp, hành động cụ thể để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển. làng gốm Bát Tràng và các điểm tham quan du lịch đã kết hợp với nhau nhưng chưa được tuyên truyền quảng bá mạnh, chưa thực sự nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các công ty lữ hành nên việc xây dựng các tour, tuyến vẫn còn nhỏ lẻ.Những hướng dẫn viên du lịch theo đồn của các cơng ty chưa thực sự trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về làng gốm, với cách truyền đạt vòng vo, thiếu chuyên nghiệp đôi khi tạo cho du khách những hiểu biết không đầy đủ về làng, về nghề gốm ở đây.

2.4.3.2. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch tại làng gốm Bát Tràng.

Về việc quảng bá để thu hút khách du lịch tại làng gốm Bát Tràng, hiện nay một số trang web đã được thành lập để quảng bá và giới thiệu về thương hiệu của làng Gốm Bát Tràng, xây dựng logo riêng cho sản phẩm gốm sứ nơi đây.

Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những nội dung trên trang Web chưa thực sự đa dạng và phong phú. Hầu hết đây là những quảng bá sản phẩm cho những công ty và cơ sở cá nhân chứ gần như khơng nói gì đến làng nghề và quảng bá giới thiệu du lịch làng nghề. Chỉ có duy nhất trang: Battrang.info là trang thơng tin chung của cả làng nhưng thơng tin cịn khá sơ sài, đặc biệt là những thơng tin về du lịch. Hiện đã có nhiều ấn phẩm sách, báo, tạp chí để

giới thiệu về Bát Tràng cho du khách cũng như những người quan tâm muốn tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng.

Về việc xây dựng những không gian riêng cho khách du lịch, Bát Tràng đã mở những cơ sở nặn gốm chuyên cho khách du lịch để khách có thể trải nghiệm thực tế cơng đoạn, quy trình làm gốm. Tại đây có những thợ lành nghề hướng dẫn nhiệt tình cho du khách từ khâu sử dụng bàn quay đến cách tạo hình, tạo khối, tơ màu và nung chính là cơng đoạn cuối để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện theo ý thích của du khách.

Dự án Trung tâm tinh hoa Làng nghề Việt đã hoàn thiện từ năm 2021 sau 3 năm xây dựng và đã đón rất nhiều lượt khách du lịch đến tham quan. Nhờ kiến trúc xoáy ốc độc đáo và phong cách bố trí đậm chất làng gốm Bát Tràng. Đây vừa là địa điểm lưu giữ, bảo tồn văn hóa của làng Bát Tràng mà vừa còn là nơi để khách tham quan du lịch đến chụp ảnh, chiêm ngưỡng, thưởng thức những giá trị của các tác phẩm nghệ thuật này.

2.4.3.3. Khách du lịch đến làng gốm Bát Tràng.

Trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với Bát Tràng chiếm khoảng 9 - 11%. Tương đương mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng 9000 – 11.000 khách quốc tế đến đây để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực hiện các giao dịch thương mại với các nhà sản xuất và người bán lẻ. Và hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu tìm hiểu.

Những thực khách quốc tế đến với Bát Tràng cũng vô cùng đa dạng với nhiều quốc tịch khác nhau chủ yếu là Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Khách quốc tế đến đây cũng với nhiều mục đích khác nhau là tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 85% cịn khách đến đây tham quan tìm hiểu đặt quan hệ làm ăn bằng các đơn đặt hàng chiếm khoảng 25%.

Khách nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà nghiên cứu tìm hiểu về gốm Bát Tràng chiếm khoảng 60% và các doanh nhân, một số khách đến tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 40%.

Tùy vào mục đích của khách mà họ có thể đến và lưu lại tại Bát Tràng với thời gian dài ngắn khác nhau. Khách hay đến với Bát Tràng vào dịp cuối tuần, các ngày lễ, tết và thường tham quan trong vịng một ngày thỉnh thoảng cũng có khách sẽ lưu lại tham quan Bát Tràng 2 ngày.

2.4.3.4. Các loại hình du lịch được khai thác tại Bát Tràng.

* Những hoạt động chính trong các cơng ty du lịch làng gốm Bát Tràng.

Tham quan đình, chùa, đền và văn chỉ của làng: Khi tham quan tại các cơng trình di tích này du khách sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh cung cấp những thơng tin về lịch sử hình thành và phát triển của làng cũng như của nghề, những bước đi trong tiến trình lịch sử của làng. Đồng thời sẽ được nghe giới thiệu những nét khái quát chung nhất về các cơng trình di tích này. Vì thế mà du khách sẽ được tự mình quan sát, ngắm nhìn kiến trúc, cách bài trí trong các cơng trình kiến này để phần nào hiểu được những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh tinh thần mà nó mang trong mình.

Khi tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm: Du khách sẽ được tham quan các xưởng sản xuất, trực tiếp quan sát quá trình làm gốm, giao lưu với các nghệ nhân, tham gia vào một cơng đoạn nào đó để tạo ra sản phẩm. Tham quan mua sắm tại chợ gốm du khách sẽ được thỏa sức quan sát, chiêm ngưỡng và mua sắm các sản phẩm theo ý thích.

* Những hoạt động tạo hứng thú cho du khách.

Hoạt động nặn gốm là hoạt động thu hút nhiều sự yêu thích nhất cho du khách đến tham quan. Chỉ với vài chục nghìn tiền phí, du khách đã có thể vào vị trí của một người làm gốm, tự tay mình trải nghiệm thực tế các cơng đoạn làm gốm. Tại hoạt động này thì du khách có thể thoả sức sáng tạo, thoải mái tạo hình cho sản phẩm của mình từ hình dáng đến màu sắc. Sau đó sản phẩm của du khách sẽ được nung và tặng lại cho du khách, nêu thời gian nung lâu thì sản phẩm sẽ gửi cho du khách qua đường bưu điện.

Hoạt động tham quan những bảo tàng, các khu vực sản xuất gốm cũng tạo ra nhiều hứng thú cho du khách đến tham quan.

Ngồi ra cịn có những hoạt động giao lưu trao đổi với nghệ nhân về đặc trưng của gốm Bát Tràng, sự phát triển của gốm Bát Tràng. Trò chuyện giao lưu cùng các nghệ nhân, được được tận mắt quan sát các khâu khác nhau của quá trình tạo ra một sản phẩm, được ngắm nhìn các sản phẩm thơ chưa qua q trình nung.

Bên cạnh đó, hoạt động tham quan mua sắm tại chợ gốm cũng tạo cho du khách nhiều hứng thú. Với các mẫu mã đa dạng từ hình thức màu sắc đến kiểu dáng bắt mắt của gốm Bát Tràng đã thu hút được nhiều sự quan tâm và yêu thích của du khách.

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống gốm sứ bát tràng huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)