6. Bố cục của đề tài
2.5. Đánh giá công tác khai thác và phát triển bền vững làng nghề Bát
tràng
2.5.1. Những thành tựu
Môi trường Bát Tràng hiện tại đã có nhiều sự thay đổi tích cực. Hạn chế được tình trạng nồng nặc mùi than khó chịu trong khơng khí hay những con đường đầy bụi bặm, kênh mương đen đặc mùn than. Thay vào đó là một khơng khí và mơi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Ngồi áp dụng các ứng dụng cơng nghệ để phát triển du lịch thông minh theo đúng xu hướng của du lịch hiện đại, Bát Tràng còn thực hiện chỉnh trang đường phố, xây dựng nhà tiếp đón, hướng dẫn du khách; tạo những khơng gian đậm chất văn hóa để làm nơi “check in” thu hút giới trẻ.
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm, kết nối khách hàng, bán sản phẩm gốm sứ ra nước ngoài cũng được chú trọng.
Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của làng gốm Bát Tràng. Khi du lịch được đưa vào khai thác sẽ tạo ra một thị trường khách mới cho làng gốm Bát Tràng - đó là thị trường khách du lịch. Thị trường này tuy nhỏ bé với số lượng sản phẩm bán ra không lớn nhưng giá trị lợi nhuận mang lại sẽ tăng. Mặt khác, nếu là khách du lịch quốc tế thì khi bán sản phẩm cũng chính là Bát Tràng đã xuất khẩu được một sản phẩm của mình tại chỗ mà khơng mất một đồng tiền vận chuyển và thuế xuất hàng như sự xuất khẩu thông thường. Đây là một thị trường khách đầy tiềm năng để làng nghề Bát Tràng khai thác phát triển.
2.5.2. Những tồn tại hạn chế
Thiếu mặt bằng sản xuất nên các doanh nghiệp phải thuê, mua đất ở các làng lân cận. Có nhiều người khơng có điều kiện thì phải sản xuất ln tại nhà, vừa sản xuất vừa sinh hoạt. Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì các khí đốt khi nung gốm rất độc hại.
Tình trạng thiếu vốn. Ơng Hà Văn Lâm, cho hay: "Lò nung gốm bằng gas hiện đại đang cho thấy kết quả tích cực, tuy nhiên, do chi phí xây dựng, lắp đặt cao (khoảng 100 - 150 triệu đồng/lị), nên nhiều gia đình khơng đủ sức xây dựng. Thị trường gốm cũng ngày càng cạnh tranh, nên việc bỏ số vốn lớn để đầu tư
cũng khiến nhiều cơ sở sản xuất phân vân, e ngại".
Khi mà việc sản xuất một cách đại trà bằng các phương pháp hiện đại như hiện nay sản phẩm gốm thủ công truyền thống đã trở thành một loại hàng hóa phổ biến trên thị trường hàm lượng giá trị văn hóa trong các sản phẩm bị giảm đi một cách nhanh chóng, các sản phẩm đó cũng đã ngày càng bị thương mại hóa để đạt được lợi nhuận tối đa. Chính điều này đã phần nào làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống, những gì là tinh hoa, tinh túy trong sản phẩm gốm truyền thống.
Thiếu tính đào tạo chuyên sâu, làng nghề thu hút được nhiều những người đến học nghề nhưng những cơ sở nhận hướng dẫn chưa có kĩ năng sư phạm, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân để truyền đạt.
Sự phát triển của du lịch cũng sẽ làm mất đi những nét văn hóa truyền thống, làm thương mại hóa làng nghề. Khi du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt các dịch vụ xuất hiện theo điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong cơ cấu lao động.
2.5.3. Nguyên nhân
Thiếu mặt bằng sản xuất vì Bát Tràng vốn chỉ có đất thổ cư, từ ngày xưa đã rất chật hẹp, mặt bằng sản xuất chật hẹp không đưa được những thiết bị hiện đại vào sản xuất, các khâu kĩ thuật địi hỏi chính xác cao lại phải làm thủ cơng.
Tình trạng thiếu vốn trong quá trình sản xuất gốm đang tồn tại làng. Vì muốn sản xuất được lâu thì các lị gốm phải có tiền trữ ngun liệu, trả cơng thợ, mở rộng sản xuất.
Làng nghề gốm Bát Tràng khó cạnh tranh với các làng nghề khác vì thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch sản xuất. Nguyên nhân là do thiếu công nghệ vì hiện nay cơng nghệ sản xuất gốm ngày càng hiện đại hóa, việc áp dụng các thành tựu khoa học của Bát Tràng mới nằm ở mức thấp.
Thiếu tính đào tạo chun sâu ngun nhân cịn là do các tâm lý bảo thủ, giấu ghề, chưa mạnh dạn thay đổi cho hợp với xu thế. Nghề gốm được duy trì chủ yếu là “cha truyền con nối” vào ngày xưa, nhưng hiện nay có rất nhiều người từ nơi khác mong muốn được học nghề nhưng lại chưa có những lớp học thật sự bài bản và chuyên sân, đầy đủ những kĩ năng sư phạm.
Tiểu kết chƣơng 2
Xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Các sản phẩm gốm, sứ và gạch của Bát Tràng được làm từ đất sét và đưa lại giá trị cao cho xã Bát Tràng nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thực tế cho thấy, thực trạng về cơ sở hạ tầng nơi đây đang trên đà phát triển, tuy nhiên chưa thật sự đạt chất lượng để phục vụ cho du lịch. Môi trường được chú trọng nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để. Nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao về chất lượng lần số lượng trong việc phát triển bền vững làng nghề. Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay, các chính sách phát triển của Bát Tràng đưa ra phù hợp với thực trạng của xã, lãnh đạo xã Bát Tràng đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế và những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và sự phát triển bền của làng.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại xã Bát Tràng cho thấy thực trạng phát triển bền vững trong làng nghề truyền thống gốm sứ đang phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên đâu đó cịn những tồn tại cần có các chuyên gia đưa ra những giải pháp thiết thực nhất mà người dân nơi đây chính là những người thực hiện.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NHỀ TRUYỀN THỐNG
GỐM SỨ BÁT TRÀNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 3.1. Giải pháp nâng cao, phát triển bền vững hoạt động làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3.1.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng
- Về công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Phối hợp thực hiện đề án Bảo tồn làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, làng nghề truyền thống Bát Tràng được UBND Thành phố phê duyệt ý tưởng thiết kế năm 2016. UBND xã đã chủ động đề xuất với cấp trên phê duyệt đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các cơng trình được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phịng, hồn thiện các thiết chế văn hố xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong xã; Phối hợp thực hiện các dự án cấp trên làm chủ đầu tư như: Trường Mầm non, trường THCS, trụ sở UBND xã, đường giao thông liên thôn... triển khai các dự án do xã làm chủ đầu tư như: cải tạo nâng cấp đường, tường rào Nghĩa trang nhân dân; Tăng cường công tác giám sát các dự án đảm bảo tiến độ, thời gian, chất lượng, kỹ thuật cơng trình, phát huy hiệu quả dự án sau đầu tư.
Tuy nhiên vấn đề về cơ sở hạ tầng vẫn đang còn nhiều hạn chế nhất định đã được nêu ở phần thực trạng. Để đưa ra giải pháp thiết thực, phù hợp với hiện tại và tương lai. Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại làng gốm xã Bát Tràng, lãnh đạo xã Bát Tràng đã bám sát quan điểm, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện.
Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất được đầu tư toàn diện đã giúp người dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thụ động trong sản xuất hàng hóa. Tính liên kết trong sản xuất giữa các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ được hình thành, có tác dụng hỗ trợ đắc lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để sản xuất phù hợp.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất giữa các phòng, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã đề ra. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phân công cụ thể nội dung, trách nhiệm; quy định rõ chế độ thông tin báo cáo tiến độ trong quá trình thực hiện.
- Về giao thông, công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, một số đoạn đường bị chiếm dụng đổ nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến giao thơng. Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý tác động trực tiếp đến ý thức mỗi người dân và các hộ gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, tập trung thu gom rác thải tập trung về một nơi để không làm ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thơng. Tích cực kêu gọi đầu tư để sửa chữa các tuyến đường đang trong tình trạng ổ gà, gồ ghề. Quy hoạch hợp lý và đúng tiến độ để khơng làm ảnh hưởng đến q trình đi lại của người dân và khách du lịch khi đến địa phương.
- Về cơ sở sản xuất, theo thực trạng, có đến hơn 200 cơ sở sản xuất riêng lẻ và không gian nhỏ nhưng lại vừa là nơi ở vừa là nơi kinh doanh khiến cho việc sản xuất và kinh doanh không được hiệu quả tối ưu. Vì vậy lãnh đạo xã Bát Tràng cần phối hợp với các hộ dân và Thành phố Hà Nội để đưa ra giải pháp hợp lý nhất. Việc hợp nhất các cơ sở sản xuất trong việc tập trung lò nung gốm về một nơi để giảm thiểu sự sản xuất riêng rẽ, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu quả cao hơn là một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
- Về việc đầu tư, xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, để phục vụ cho hoạt động du lịch ngày càng phát triển và phù hợp với tình hình phát triển của Bát Tràng hiện nay, cần đầu tư xây dựng những nhà vệ sinh công cộng, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và góp phần vào phát triển kinh tế của xã.
3.1.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng có từ hàng ngàn năm nay, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử đất nước, làng nghề Bát Tràng có những giai đoạn phát triển rực rỡ, nhưng cũng có giai đoạn tiêu điều không phát triển được. Trong thời kỳ bao cấp cả nước chỉ có hơn một nghìn làng nghề, nhưng bước
sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, làng nghề ngày càng phát triển cả về qui mô sản xuất lẫn số lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực chính là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững làng nghề truyền thống Bát Tràng vì vậy cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực.
Về giáo dục phổ thông, xây dựng và triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm giai đoạn 2021 -2025 và những năm tiếp theo.
Về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người dân, khuyến khích học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng. Thực hiện tốt công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề sau tốt nghiệp THCS. Tăng cường cơng tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề.
Về thực hiện các chính sách xã hội:
Công tác lao động việc làm: Tiếp tục giải quyết việc làm cho các lao động trong và ngồi xã, trong đó đảm bảo chỉ tiêu chất lượng lao động qua đào tạo và lao động có việc làm ổn định.
Công tác giảm nghèo bền vững được xúc tiến tích cực bằng các hình thức như vay vốn phát triển kinh tế, đào tạo nghề - giới thiệu việc làm, trao tặng học bổng,... mỗi năm Bát Tràng cần đặt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo, không phát sinh hộ nghèo mới.
3.1.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu gốm Bát Tràng nhằm phát triển kinh tế phát triển kinh tế
cũng như tất cả các thông tin cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách hiệu quả nhất để kích cầu kinh tế làng nghề phát triển. Đây cần phải là địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi du khách cũng như các công ty du lịch đến với làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó, việc sản xuất các sản phẩm truyền thống Bát Tràng cần phải chú trọng hơn nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất làm quà lưu niệm ý nghĩa để bán cho du khách khi đến thăm quan. Những sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của những nghệ nhân làm gốm, của thủ đô Hà Nội, của đất nước và con người Việt Nam để thông qua các sản phẩm này ta có thể quảng bá, giới thiệu tới du khách về làng gốm Bát Tràng cũng như về đất nước và con người Việt Nam.
Cần xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu về điểm du lịch làng nghề gốm Bát Tràng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như trên báo chí; tạp chí du lịch, các chương trình giới thiệu về văn hóa làng nghề cũng như văn hóa ẩm thực trên internet tại các trang web của các công ty du lịch; trên đài phát thanh với những chương trình nhỏ mà địa phương tự giới thiệu; trên đài truyền hình với các chương trình du lịch, tham quan qua màn ảnh nhỏ. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến tận khách hàng rất có hiệu quả. Việc tổ chức hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Đây chính là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung tới du khách trong và ngoài nước một cách hiệu quả nhất.
3.1.4. Các chính sách khuyến khích phát triển bền vững trong hoạt động tại làng gốm Bát Tràng động tại làng gốm Bát Tràng
* Các chính sách khuyến khích của địa phương
Để gốm sứ của làng phát triển một cách bền vững và khai thác có hiệu quả cao thì chính quyền xã Bát Tràng cần đưa ra những chủ trương, chính sách cụ thể, chi tiết cho xã nói chung và cho làng gốm Bát Tràng nói riêng trong từng giai đoạn nhất định để xúc tiến sự phát triển của các hoạt động tại làng nghề và để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường cũng
như nhu cầu của khách hàng. Chính quyền xã cần có những biện pháp phát triển kinh tế chung cho cả xã sao cho phù hợp, tránh tình trạng phân hoá sâu sắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như trong cơ cấu lao động giữa hai làng Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Lãnh đạo xã Bát Tràng nên có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất gốm và hoạt động du lịch tại làng như tuyên dương, khen thưởng các hộ sản xuất kinh doanh giỏi; các cá nhân có