6. Bố cục của đề tài
2.4. Thực trạng khai thác phát triển bền vững làng nghề truyền thống
2.4.5. Công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến, phát triển làng nghề
Chương trình “Giải pháp tiếp thị số sản phẩm gốm sứ Bát Tràng” là chương trình do trung tâm gốm Làng cổ Bát Tràng tổ chức nhằm quảng bá, xúc tiến những sản phẩm gốm sứ tại Làng ờ trong nước nói riêng và nước ngồi nói chung.
Những buổi triển lãm Gốm Bát Tràng được tổ chức rộng rãi và đa dạng cũng là một hoạt động quảng bá gốm Bát Tràng đến du khách và người tiêu dùng. Quảng bá sản phẩm gắn liền với du lịch tại làng nghề là một hoạt động nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm tới mọi người.
Các kênh mạng xã hội như tiktok và Youtube, Facebook cũng đã và đang ngày càng nhiều những bài viết về gốm Bát Tràng, về làng gốm Bát Tràng, về sản phẩm, về các nghệ nhân và về du lịch làng nghề Bát Tràng. Đây là một cách thức quảng bá hình ảnh, thơng tin làng Gốm có sự tiếp cận rộng rãi nhất vì bất cứ ai cũng có thể đọc được những bài viết trên Facebook hay những video trên Tiktok và Youtube.
Ngoài ra tại những xưởng gốm Bát Tràng cũng có dịch vụ nặn gốm, để thu hút khách đến khám phá, tự mình nặn những tác phẩm gốm. Dịch vụ này
hiện có giá chung là 50 nghìn Việt Nam đồng cho một du khách vào nặn gốm không giới hạn thời gian và được sấy, tơ vẽ tác phẩm của mình sau đó được cầm về làm kỉ niệm. Đây là dịch vụ có từ rất lâu tại Bát Tràng được nhiều du khách ưa chuộng bởi tính lạ của nó, muốn thử tay mình làm một người thợ nặn gốm.
Và nổi tiếng hơn cả đó chính là địa điểm “Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt” tại địa chỉ số 28, thôn 5, xã Bát Tràng. Đây là cơng trình độc lạ được xây dựng với kinh phí hơn 150 tỉ đồng ở làng Gốm thu hút vô cùng đông đảo mọi người đến tham quan và chụp ảnh. Với chức năng là bảo tang và trung tâm bán hàng những sản phẩm gốm, sản phẩm thủ công, những tác phẩm nổi tiếng của làng Gốm. Bên trong và bên trên chính là chuỗi nhà hàng và quán café được bố trí đầy cây xanh và đẹp mắt, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi ngắm cảnh của khách.