6. Bố cục của đề tài
3.1. Giải pháp nâng cao, phát triển bền vững hoạt động làng nghề
3.1.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu gốm Bát Tràng nhằm
bổng,... mỗi năm Bát Tràng cần đặt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo, không phát sinh hộ nghèo mới.
3.1.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu gốm Bát Tràng nhằm phát triển kinh tế phát triển kinh tế
cũng như tất cả các thông tin cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách hiệu quả nhất để kích cầu kinh tế làng nghề phát triển. Đây cần phải là địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi du khách cũng như các công ty du lịch đến với làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó, việc sản xuất các sản phẩm truyền thống Bát Tràng cần phải chú trọng hơn nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất làm quà lưu niệm ý nghĩa để bán cho du khách khi đến thăm quan. Những sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của những nghệ nhân làm gốm, của thủ đô Hà Nội, của đất nước và con người Việt Nam để thông qua các sản phẩm này ta có thể quảng bá, giới thiệu tới du khách về làng gốm Bát Tràng cũng như về đất nước và con người Việt Nam.
Cần xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu về điểm du lịch làng nghề gốm Bát Tràng thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như trên báo chí; tạp chí du lịch, các chương trình giới thiệu về văn hóa làng nghề cũng như văn hóa ẩm thực trên internet tại các trang web của các công ty du lịch; trên đài phát thanh với những chương trình nhỏ mà địa phương tự giới thiệu; trên đài truyền hình với các chương trình du lịch, tham quan qua màn ảnh nhỏ. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến tận khách hàng rất có hiệu quả. Việc tổ chức hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Đây chính là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung tới du khách trong và ngoài nước một cách hiệu quả nhất.