1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MHB
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành hệ thống ngân hàng MHB:
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là MHB) là một
trong 5 NHTM Nhà nước trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được thành lập theo
Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 18/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/4/1998. Hội sở chính của MHB đặt tại số 9, Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu ban đầu của MHB là huy động vốn để cho vay hỗ trợ nhân dân vùng
ĐBSCL xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần xóa bỏ nhà ở tạm, ổn định nhà ở cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng trọng điểm lũ; thực hiện chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng và Nhà nước, góp phần khai thác tiềm năng của vùng ĐBSCL; hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Ngày 23/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 160/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án cơ cấu lại MHB nhằm xây dựng MHB thành một NHTM hoạt động đa năng trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác được NHNN cho phép; chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay nhà ở và cơ sở hạ tầng.
Tuy ra đời muộn hơn so với các ngân hàng khác và từ tháng 6 năm 2003 lại
tiếp nhận 12 công ty trực thuộc của Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam, chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhưng MHB có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh. Đến năm 2006 tổng tài sản của MHB tăng gấp hơn 50 lần so với khi mới thành lập, tốc độ huy động vốn bình quân cao hơn so với tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Từ vốn hoạt động ban đầu 300 tỷ đồng với 80 cán bộ, nhân viên, đến cuối năm 2007 tổng tài sản có của MHB đã vượt con số 27.000 tỷ đồng, với trên 2400 cán bộ nhân viên. Đây là nền tảng vững chắc để MHB nâng cao tính cạnh tranh khi hội nhập. Hiện MHB đứng thứ 6 về tổng tài sản Có, thứ 4 về mạng lưới chi nhánh trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Kết quả bình chọn năm 2006 của Chương trình xếp hạng 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, MHB đứng thứ 2 trong 19 thương hiệu ngân hàng được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng.
Là một ngân hàng mới ra đời, MHB có điều kiện tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu từ các ngân hàng khác, tiếp thu được các công nghệ tiên tiến tạo điều kiện nhanh chóng hịa nhập vào thị trường tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế. MHB có mạng lưới chi nhánh rộng phủ khắp các trung tâm kinh tế xã hội trên toàn quốc; cơ sở vốn vững mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và năng lực bổ sung vốn được đảm bảo. MHB là một trong số ít ngân hàng được lựa chọn tiếp nhận các nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế và là một trong những ngân hàng
hàng đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án cho vay ủy thác của các nhà tài
trợ quốc tế như WB, AFD, ADB…
Tuy nhiên, MHB ra đời trong điều kiện kinh tế trong nước chưa ổn định, hệ
thống ngân hàng đang cần chấn chỉnh lại và hoạt động trong lĩnh vực nhà ở là một
lĩnh vực từ trước chưa có mơ hình, khn mẫu định sẵn, chưa có thực tế và kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên phải tự tìm tịi, xây dựng và phải có thời gian mới hồn chỉnh được mơ hình, quy trình đầu tư.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức trong hệ thống MHB hiện nay:
Hiện nay MHB hoạt động theo mô hình tổ chức trực tuyến. Theo sơ đồ chức
năng nhiệm vụ của các phòng ban được ban hành từ trên xuống và được phân chia
theo từng mảng nhiệm vụ của ngân hàng hoặc theo từng công đoạn của quy trình dịch vụ cung ứng.